Trưng bày bản đồ cổ nhất phương Tây được vẽ trên giấy papyrus

Tấm bản đồ bằng giấy Papyrus của Ngài Artémidore

Bản đồ được vẽ trên giấy papyrus của Artémidore, được xem như là tấm bản đồ cổ nhất về thời kỳ cổ đại, lần đầu tiên được trưng bày tại trung tâm văn hóa Palazzo Bricherasio ở thành phố Turin (miền Bắc nước Ý) hôm thứ tư vừa qua.

Tấm bản đồ này của Artémidore dEphèse, nhà địa lý học nổi tiếng sống vào thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên. Ông đã từng ngao du trên khắp lưu vực vùng Địa Trung Hải, đặc biệt là ở Tây Ban Nha, Ai Cập và Ý khi ông còn là đại sứ ở Rome. Những chuyến viễn du này đã giúp ông đúc kết được bộ sách địa lý gồm 11 tập và được xem như là bản đồ cổ nhất của thế giới phương tây.

Một phần khá lớn của bộ sách papyrus quý giá này được dùng để quấn xác ướp 1800 năm tuổi đã được các nhà khảo cổ học phát hiện năm 1990. Sau đó, nó đã được mua bởi một nhà sưu tập người Ai Cập và qua tay nhiều người trước khi được công ty San Paolo, một công ty tư nhân, mua lại với mức giá là 2, 7 triệu euro.

Với chiều dài 2,7 mét và mặc dù đã hư hại khá nhiều, thế nhưng 50 mảnh giấy đã úa vàng này vẫn còn nổi rõ ở mặt trước và mặt sau đường viền biên giới của các quốc gia. Hơn nữa, những đường nét phác thảo về các con vật có thật hay tưởng tượng giống như một cuốn sách ngụ ngôn về động vật cùng với hình ảnh của gương mặt, bàn tay, bàn chân của con người vẫn còn ghi dấu.

Tại buổi triễn lãm, hai giáo sư Claudio Gallazzi và Salvatore Settis đã phát biểu rằng: “Quyển sách papyrus này rất độc đáo vì nó như là tấm bản đồ địa lý cổ nhất của phương tây đồng thời giúp chúng ta liên tưởng lại một số giai đoạn lịch sử mỹ thuật thời cổ đại. Những hình ảnh thu thập trong cuốn sách này còn quan trọng hơn những gì mà chúng ta đã từng có trước đây”.

Buổi triễn lãm được mang tên là “Les trois vies du papyrus dArtémidore” sẽ kéo dài đến tận ngày 7-5-2006; ngoài ra, buổi triễn làm còn giới thiệu thêm 140 mẫu vật khác đến từ 30 bảo tàng Châu Âu và Châu Mỹ nhằm giúp cho khách tham quan nắm bắt những phong tục và tập quán thời cổ đại, ví dụ như các giai đoạn chế tạo giấy từ cây papyrus.

Trong vòng 2 hay 3 năm nữa, tấm bản đồ bằng giấy papyrus của ngài Artémidore sẽ được trưng bày tại các bảo tàng khác trên thế giới trước khi quay về nơi trưng bày cố định là Bảo Tàng Ai Cập ở thành phố Turin.

KIM OANH
Theo Tuổi Trẻ Online/AFP
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video