Trung Quốc cùng Australia nghiên cứu đột phá trên trái khổ qua

Trung Quốc và Australia hợp tác nghiên cứu giải mã bí ẩn của trái khổ qua – loại quả truyền thống có thể làm nguyên liệu chính cho một loại dược phẩm mới điều trị tiểu đường typ 2.

Rất nhiều người đã đề cập đến những công dụng đối với sức khỏe của các bài thuốc cổ truyền Trung Hoa, nhưng bên cạnh đó cũng có những mối lo ngại rằng những vị thuốc này không được phân tích, kiểm định nghiêm ngặt theo góc độ khoa học. Kết hợp giữa đông y và tây y, Australia và Trung Quốc hiện đang cùng nhau phân tích những hiệu quả chữa bệnh của loại quả truyền thống Trung Quốc – khổ qua (còn gọi là mướp đắng). Bằng cách áp dụng công nghệ tiến bộ, các nhà nghiên cứu có khả năng giải mã những bí ẩn của trái khổ qua, đồng thời cũng có thể tìm ra cơ sở để sản xuất một loại dược phẩm mới điều trị tiểu đường typ 2 trong quá trình nghiên cứu.

Ít nhất một lần trong tuần, Sharman Wong đều nấu một món ăn Trung Quốc truyền thống chế biến từ trái khổ qua do bà của cô dạy. Bà cũng chính là người đưa ra lời khuyên uống những thức uống từ trái khổ qua để phòng chống bệnh tật. Hiện chồng của cô – một nhà khoa học làm việc tại một trong những viện nghiên cứu y học lớn nhất Australia – đang nghiên cứu công dụng tiềm năng của loại quả nhỏ bé này.

Theo tiến sĩ Jiming Ye (viện Garvan), y học Trung Quốc là một kho tàng quý giá và phong phú để tìm kiếm những liệu pháp điều trị bệnh mới mẻ, trong đó bao gồm cả những liệu pháp điều trị tiểu đường.

Công dụng đối với sức khỏe của trái khổ qua đã được biết đến từ 500 năm trước trong những ghi chép của một trong những học giả nghiên cứu y học được sùng kính nhất tại Trung Quốc. Kể từ đó, trái khổ qua được các thầy lang Trung Quốc tin dùng với công dụng làm mát cơ thể, tăng cường tiêu hóa và thậm chí có thể làm sáng mắt. Nhưng nhiều người lại thấy trái khổ qua quá đắng không thể ăn nổi. Các nhà nghiên cứu ngày nay đang nghiền ngẫm những trang viết cổ xưa với hy vọng tìm kiếm đầu mối nhằm chống lại những căn bệnh đang hoành hành như tiểu đường. Chính phủ Trung Quốc coi căn bệnh tiểu đường typ 2 là một quả bom nổ chậm. Ước tính đến năm 2025, Trung Quốc sẽ là nước có tình trạng mắc tiểu đường trầm trọng nhất thế giới. Bốn năm trước, chính phủ Trung Quốc đã cử một phái đoàn đến Australia để tìm kiếm những cơ hội mới nhằm điều trị tiểu đường.

Trái khổ qua (còn gọi là mướp đắng) (Ảnh: pbase.com)

Giáo sư David James là nhà sinh học tế bào chuyên nghiên cứu các bệnh tiểu đường tại viện Garvan (Sydney). Ông chỉ đạo nhóm nghiên cứu được lựa chọn cộng tác với Trung Quốc nhằm phân tích những đặc điểm của trái khổ qua. Ông cho biết: “Rất nhiều người cho rằng ý tưởng này hơi kì lạ. Một số người có thể còn cho rằng hẳn viện Garvan đã mất trí. Hiện chúng tôi đã được tài trợ để trang bị thêm hai thiết bị mới. Phần lớn các loại dược phẩm hiện đại của chúng ta đều được sản xuất theo cách này. Atpirin và Metformin – một trong những loại dược phẩm thông dụng nhất dùng để điều trị tiểu đường – cũng có nguồn gốc thực vật.”

Một tấn khổ qua đã được sử dụng để nghiên cứu chi tiết đến từng thành phần cơ bản nhất. Nhờ một chiếc kính hiển vi công suất cao, nhóm các nhà khoa học đã có thể xác định được một số hợp chất mới khiến các tế bào cơ thực hiện một phản ứng quan trọng. Phát hiện mang tính bùng nổ đó là thực ra chính hợp chất đã khiến tế bào cơ hấp thụ glucose.

Giáo sư David James cho biết: “Trước khi cho những con chuột thí nghiệm ăn, chúng tôi đưa hợp chất này vào cơ thể chúng. Sau khi cho chúng ăn, chúng tôi đã nhận thấy glucose được tách ra khỏi máu với một lượng nhiều hơn đáng kể so với những con chuột bình thường.”

Một kết quả đáng chú ý nhất là không hề có phản ứng phụ nào ở những con chuột bị tiểu đường typ 2. Nghiên cứu đang trải qua những bước tiến đầu tiên. Thử nghiệm trên cơ thể người có thể sẽ được tiến hành trong vòng một năm nữa. Nhưng các nhà khoa học đều hy vọng rằng hợp chất có trong tự nhiên này có thể được chế tạo trong phòng thí nghiệm và cung cấp nền tảng để sản xuất dược phẩm chữa tiểu đường mới.

“Chúng tôi đã nhận được giấy phép độc quyền cho những phân tử này. Cũng giống như sự kiện Edmund Hillary cắm cờ trên đỉnh ngọn Everest, chúng tôi tự tin và hãnh diện vì là những người đầu tiên trên thế giới có được những phát hiện trên”, giáo sư David James phát biểu.

Đối với Benny Fan (Hiệp hội y học Trung Quốc – Australia) những ưu điểm tiềm năng của trái khổ qua không có gì đáng ngạc nhiên. Trong vòng 25 năm qua, ông luôn luôn nói với bệnh nhân rằng khổ qua có công dụng chữa bách bệnh.

Theo Benny Fan: “Khổ qua không chỉ có công dụng với bệnh nhân tiểu đường, mà còn dành cho cả những người muốn duy trì vóc dáng mảnh mai, muốn giảm cân và cả những người mắc chứng xơ cứng động mạch”.

500.000 bệnh nhân tiểu đường Australia hàng ngày vẫn phải uống thuốc hoặc tiêm để điều hòa tỉ lệ đường trong máu. Cathy Samaris đã nghiên cứu bệnh tiểu đường typ 2 suốt hơn một thập kỉ. Bà luôn ý thức về những hậu quả phụ mà một số bệnh nhân phải chịu trong quá trình điều trị.

Cathy Samaris là chuyên gia nghiên cứu nội chất. Bà cho biết: “Một số bệnh nhân có thể cảm thấy buồn nôn, tỉ lệ đường trong máu thấp, nhưng nguy hiểm nhất là bị tai biến mạch máu. Thêm một vấn đề lớn nữa đó là rất nhiều loại dược phẩm khiến người bệnh tăng cân trong khi họ cũng đang phải đấu tranh với vấn đề cân nặng của mình”.
Tất nhiên việc phòng chống tiểu đường typ 2 là một biện pháp lý tưởng, mấu chốt nằm ở việc giảm cân và rèn luyện thể lực. Nhưng với Joseph Skrzynski (quỹ đầu tư Champ Private Equity) bằng ấy vẫn còn chưa đủ.

“Chuyện xảy ra năm năm trước và hoàn toàn bất ngờ đối với tôi. Tôi làm mất kết quả xét nghiệm máu. Tôi đã tìm thấy một cái cũ có ghi danh sách các xét nghiệm trên đó. Tôi đã rít lên nhưng rồi tôi tìm thấy kết quả cho thấy mình bị tiểu đường. Đó quả thực là một cú sốc lớn đối với tôi và bác sĩ của tôi”.

Tại sao Joseph Shrzynski lại mắc căn bệnh quái ác này vẫn còn là bí ẩn. Ông không hề bị quá cân, gia đình cũng không có ai tiền sử mắc tiểu đường typ 2. Ông thường hứng thú đầu tư vào những mối làm ăn liều lĩnh. Nhưng sức khỏe đã thúc giục ông đầu tư vốn cho dự án này.

“Điều này giống với việc đầu tư vốn hay gây quỹ trong kinh doanh ở chỗ chúng ta phải đi tìm những con đường khác biệt và lý tưởng để giải quyết mọi việc”.

Nhưng đối với tất cả các bệnh nhân tiểu đường typ 2 – những người sẵn sàng đổ xô đi tìm những trái khổ qua, các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh đến những lời cảnh báo và sự cần thiết phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia y học.

Giáo sư David James phát biểu: “Nhìn chung với rất nhiều các sản phẩm tự nhiên, tôi vẫn cho rằng có nhiều điều chúng ta chưa nắm rõ. Dù chúng ta khuyên mọi người sử dụng bất kì loại hình điều trị nào, là sản phẩm tự nhiên hay đơn thuốc của bác sĩ, thì cũng cần phải có cơ sở khoa học cho lời khuyên đó”.

Trà Mi (Theo abc.net.au, bài do Tiến sĩ Trần Mạnh Hùng cung cấp)

Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video