Tuổi thọ của con người liên quan nồng độ sắt trong máu

Một nghiên cứu lớn về gene đã phát hiện ra một số vùng gene liên quan đến tuổi thọ và sức khỏe do chuyển hóa sắt trong máu. Nghiên cứu cho thấy, mức độ sắt trong máu bất thường về cơ bản có thể làm nền tảng cho nhiều bệnh liên quan đến tuổi tác.

Sắt rất cần thiết cho hoạt động của một cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, quá nhiều hoặc quá ít sắt có thể nhanh chóng dẫn đến nhiều vấn đề khác nhau. Tế bào chuyển hóa sắt thường được điều tiết bởi một số gene. Đột biến trong các gene đó có thể dẫn đến các rối loạn chuyển hóa sắt như bệnh hemochromatosis do cơ thể có quá nhiều chất sắt.

Một nghiên cứu mới từ Đại học Edinburgh và Viện Sinh học Lão hóa Max Planck ở Đức, ban đầu đặt ra mục tiêu điều tra những gene nào liên quan tới sống lâu và khỏe mạnh. Ba bộ dữ liệu gene công cộng khổng lồ từ hơn 1 triệu đối tượng đã được phân tích. Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Communications.

Mười vùng gene được tìm thấy có liên quan đến tuổi thọ và sức khỏe. Nhưng quan trọng hơn, một số vùng gene được xác định trong nghiên cứu có liên quan đến chuyển hóa sắt.

Giả thuyết được tạo ra trong nghiên cứu là sự chuyển hóa sắt trong máu bất thường có thể dẫn đến một số bệnh liên quan đến tuổi tác. Sự chuyển hóa sắt không đều được ghi nhận trong nghiên cứu là không đủ để gây ra các vấn đề liên quan đến các bệnh về thừa sắt cấp tính như hemochromatosis, nhưng thay vào đó, nó dẫn đến tích lũy sắt ở mức độ thấp, lâu dài ở các bộ phận của cơ thể thường bị thoái hóa do tuổi tác.


Nghiên cứu mới cho thấy các gene liên quan đến tuổi tác cũng đóng một vai trò trong chuyển hóa sắt. (Ảnh: Depositphotos).

Tiến sĩ Paul Timmers, Đại học Edinburgh, tác giả nghiên cứu mới cho biết: "Chúng tôi rất hào hứng trước phát hiện này vì nó chứng minh mạnh mẽ rằng hàm lượng sắt trong máu cao sẽ làm giảm những năm sống khỏe mạnh của chúng ta, và việc kiểm soát lượng sắt có thể ngăn ngừa hậu quả liên quan đến tuổi thọ”.

Ông Paul Timmers suy đoán rằng những phát hiện của ông về chuyển hóa sắt cũng có thể bước đầu giải thích tại sao mức độ rất cao của thịt đỏ giàu chất sắt trong chế độ ăn uống có liên quan đến các tình trạng mắc các bệnh dễ chết sớm như bệnh tim.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu mối liên hệ giữa nồng độ sắt trong não bất thường và các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer. Các thử nghiệm lâm sàng hiện đang được tiến hành để khám phá liệu việc giảm mức độ sắt trong não có thể làm chậm, hoặc ngăn ngừa suy giảm nhận thức hay không.

Tiến sĩ Joris Deelan, Viện Sinh học Lão hóa Max Planck cho rằng, cần có nhiều nghiên cứu hơn để “giải nén” chính xác làm thế nào các vùng gene cụ thể này ảnh hưởng đến sự lão hóa. Nhưng nghiên cứu mới chắc chắn làm tăng thêm sức nặng cho ý tưởng ngày càng chắc chắn rằng cân bằng lượng sắt có thể là tiền thân của nhiều vấn đề liên quan đến tuổi tác.

“Mục đích cuối cùng của chúng tôi là khám phá cách điều chỉnh lão hóa và tìm cách tăng cường sức khỏe trong quá trình lão hóa. Chúng tôi đã phát hiện ra 10 khu vực của bộ gene có liên quan đến sức khỏe và tuổi thọ. Đây đều là những ứng cử viên thú vị cho các nghiên cứu tiếp theo”, Tiến sĩ Deelan nói.

Cập nhật: 20/07/2020 Theo nhandan
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video