Ướp xác với niềm tin luân hồi

Tìm được chính xác phương pháp liên quan đến việc ướp xác và bảo quản các cơ thể người chết sống động giống như họ đang sống hiện vẫn là một bí ẩn. Vậy người Ai cập cổ đại dày công ướp xác để làm gì?

>>> Bóc trần bí mật về lời nguyền chết người của Vua Tutankhamun

Người Ai Cập cổ đại đã đạt được kỹ thuật ướp xác dường như một sự mặc nhiên. Bằng cách chôn người chết trong hầm lò đào ở sa mạc, thân thể người chết sẽ bị mất nước và được bảo quản bằng hơi nóng, không khí khô ráo của cát sa mạc.


Xác ướp hoàng tộc như vua Tutankhamen được dát vàng, còn người nghèo thì
chỉ đủ chi cho việc bảo quản thân thể mình với niềm tin sẽ có sự sống đời đời.

Về sau, họ đã sử dụng quan tài khi họ nhận thấy cơ thể người chết không được bảo quản tốt nếu như không được tiếp xúc với cát khô, nóng.

Người Ai Cập cổ đại đã phát triển các phương pháp phức tạp để giữ cho cơ thể người chết sống động như thật. Họ đã loại bỏ các cơ quan nội tạng để sự phân hủy của chúng không ảnh hưởng tới xác ướp.

Người ta còn cho rằng, các xác ướp cổ xưa được bảo quản bằng cách sử dụng nhựa đường.

Người Ai Cập cổ tin rằng, việc duy trì thi thể người chết qua cách ướp xác sẽ giúp người đó được sinh ra ở kiếp sau. Bởi vậy mà từ hoàng tộc tới bình dân, đến người nghèo khổ nhất đều mong muốn khi chết đi sẽ được ướp xác.

Xác ướp Ai Cập đầu tiên được biết đến có niên đại 3300 năm trước công nguyên và hiện được trưng bày tại Bảo tàng Anh Quốc. Xác ướp này được gọi theo biệt danh là Ginger vì màu tóc của xác ướp hoe đỏ khi được chôn vùi trong sa mạc.

Xác ướp vua Ai Cập Tutankhamun, người đã qua đời năm 1324 trước Công nguyên khi ông vẫn là một thiếu niên đã thu hút sự chú ý trên toàn thế giới. Xác ướp được nhà Ai Cập học Howard Carter phát hiện trong thung lũng mộ của các vị vua vào năm 1922. Xác ướp một người thuộc hoàng gia như vua Tut đã được làm bằng vàng và đá quý, được chôn trong một ngôi mộ.

Còn những công dân nghèo đã dành một phần nhỏ tối thiểu chi phí để làm ướp xác chỉ đủ bảo quản cơ thể mình. Một số còn tiết kiệm khi mình đang sống để đảm bảo khi chết sẽ được chôn cất tốt nhất có thể.

Theo Đất Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video