Vì sao chúng ta bị hoa mắt khi đứng dậy quá nhanh?

Việc đứng dậy quá nhanh và rồi bị hoa mắt, với các đốm sáng lóe lên như ngôi sao đang nhảy múa trước mắt là điều tương đối phổ biến, xảy ra với hầu hết mọi người. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này?

Theo các chuyên gia, tất cả liên quan đến việc thiếu lưu lượng máu khi chúng ta đứng dậy quá nhanh.

Thông thường, máu chảy tới và đi khỏi trái tim, luân chuyển khắp cơ thể. Vì vậy, khi chúng ta đứng, máu từ các chân phải chống lại trọng lực để tới tim. Nhưng khi ngồi, điều đó không xảy ra.

Khi chúng ta thay đổi tư thế ngồi, rồi đứng dậy quá nhanh, trái tim không thể điều chỉnh việc bơm máu thêm, khiến áp huyết giảm xuống chỉ trong vòng một phần nhỏ của giây. Và khoảnh khắc thay đổi nhanh chóng này đã ngay lập tức ảnh hưởng tới mắt của chúng ta, làm giảm lượng oxy và đường mà máu cung cấp cho võng mạc - vùng mắt chịu trách nhiệm phát hiện ánh sáng.

Lúc này, võng mạc bắt đầu phát ra các tín hiệu ánh sáng lóe lên bất thường, đánh lừa bộ não nghĩ rằng bạn đang nhìn thấy các đốm sáng khi chúng không tồn tại ở đó.

Tuy nhiên, chúng ta không nên lo lắng vì đây không phải là biểu hiện bệnh. Việc hoa mắt chỉ xảy ra trong giây lát, trước khi trái tim có thể điều chỉnh áp huyết về bình thường.

Tiêu đề đã được khoahoc.tv đổi lại.

Theo Vietnamnet, Business Insider
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video