Vì sao chúng ta nghe thấy những lời nói thầm?

  •   3,73
  • 1.941

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện ra một cơ chế nằm sâu bên trong tai, giúp con người có thể nghe được những lời nói có cường độ nhỏ. Phát hiện này cuối cùng cũng giúp các công ty sản xuất thiết bị trợ thính và các thiết bị phục hồi chức năng thính giác nhiều hơn trong việc thiết kế.

Các nhà khoa học đã tìm hiểu về ốc tai (cochlea) - một phần thuộc tai trong, nơi các âm thanh sau khi tiếp nhận được dịch thành các tín hiệu điện và đi vào trong não xử lý.

Kết quả cho thấy trong ống hình cuộn đó, các sóng âm trượt dọc theo một màng mỏng, còn được gọi là màng đáy (basilar membrane), làm cho các sợi có hình dạng giống các sợi tóc rung lên ở những tần số khác nhau. Khi bị kích thích, những sợi này phát ra các xung điện mà bộ não sử dụng để tính toán độ cao thấp của âm thanh.

Treo lơ lửng ngay phía trên của chiếc ống này là một màng chắn. Và các nhà khoa học đã thấy rằng, có một loại sóng âm khác đi dọc theo màng đó. Chính các sóng này gây kích thích các tế bào tóc và nâng cao khả năng nhạy cảm của chúng. Theo nhà nghiên cứu Roozbeh Ghaffari , hiện tượng trên có thể giải thích được cách thức chúng ta nghe những âm thanh nhỏ nhẹ như một lời nói thầm.

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện ra một cơ chế nằm sâu bên trong tai, giúp con người có thể nghe được những lời nói có cường độ nhỏ. (Ảnh: Viện Sức khỏe Quốc gia)

Phát hiện này, theo ông Ghaffari, đã ngầm lý giải cách thức hoạt động của tai và các thiết bị trợ thính sẵn có trên thị trường. Giúp giải thích cách thức chúng ta nghe thấy những lời nói thầm.

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện ra một cơ chế nằm sâu bên trong tai, giúp con người có thể nghe được những lời nói có cường độ nhỏ. Phát hiện này cuối cùng cũng giúp các công ty sản xuất thiết bị trợ thính và các thiết bị phục hồi chức năng thính giác nhiều hơn trong việc thiết kế.

Các nhà khoa học đã tìm hiểu về ốc tai (cochlea) - một phần thuộc tai trong, nơi các âm thanh sau khi tiếp nhận được dịch thành các tín hiệu điện và đi vào trong não xử lý.

Kết quả cho thấy trong ống hình cuộn đó, các sóng âm trượt dọc theo một màng mỏng, còn được gọi là màng đáy (basilar membrane), làm cho các sợi có hình dạng giống các sợi tóc rung lên ở những tần số khác nhau. Khi bị kích thích, những sợi này phát ra các xung điện mà bộ não sử dụng để tính toán độ cao thấp của âm thanh.

Treo lơ lửng ngay phía trên của chiếc ống này là một màng chắn. Và các nhà khoa học đã thấy rằng, có một loại sóng âm khác đi dọc theo màng đó. Chính các sóng này gây kích thích các tế bào tóc và nâng cao khả năng nhạy cảm của chúng. Theo nhà nghiên cứu Roozbeh Ghaffari , hiện tượng trên có thể giải thích được cách thức chúng ta nghe những âm thanh nhỏ nhẹ như một lời nói thầm.

Phát hiện này, theo ông Ghaffari, đã ngầm lý giải cách thức hoạt động của tai và các thiết bị trợ thính sẵn có trên thị trường.

Ông Ghaffari nói: “Hầu hết các thiết bị trợ thính mà chúng ta có hiện còn nhược điểm, đó là chúng chỉ khuếch đại âm và phá hỏng mọi thứ. Tai của chúng ta nhanh nhạy hơn những thiết bị này bởi tai có những thủ thuật giúp phân biệt các âm khác nhau. Do đó, có một mô hình chi tiết hơn về bộ máy cơ học của ốc tai có thể giúp chúng ra cải thiện được các máy trợ thính và việc cấy ghép ốc tai.”

Bùi Thành

Theo LiveScience, Vietnamnet
  • 3,73
  • 1.941