Vì sao loài này lại sống lâu hơn loài khác?

Chuột kết thúc cuộc đời của chúng sau bốn năm. Trong khi đó loài rùa, vòng đời có thể lên đến hơn 100 năm và cá voi Nam Cực, loài động vật có vú sống lâu nhất Trái Đất lên đến 200 năm. Đa số các động vật sống dần lão hóa sau khi đạt đến ngưỡng trưởng thành về sinh lý trong của vòng đời. Vậy lão hóa có nghĩa gì và vì sao loài này lại sống lâu hơn loài khác?

Vì sao có sự lão hóa?

Các tác nhân sau quá trình này rất đa dạng và phức tạp, nhưng về cơ bản nó được gây ra bởi sự rối loạn và chết đi của tế bào. Khi ta trẻ, các tế bào liên tục được sản sinh để thay thế các tế bào già và các tế bào chết. Nhưng khi ta già đi, quá trình này trở nên chậm lại. Chưa kể, những tế bào già không thể hoạt động tốt như trước đó khiến cơ thể chúng ta dần thoái hóa, dẫn đến bệnh tật và cái chết.

Tại sao lại có sự khác biệt về tuổi thọ trong vương quốc động vật?

Đáp án nằm trong rất nhiều nhân tố, bao gồm cả môi trường và kích thước cơ thể:

Môi trường ảnh hưởng đến tuổi thọ

Chúng ta hãy đến vùng Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương, nơi cá mập Greenland có thể sống đến hơn 400 năm và sò biển Quahog Bắc Cực có thể sống đến 500 năm. Ấn tượng nhất trong số động vật biển sống lâu có lẽ là loài bọt biển ở Đại Tây Dương, có thể sống đến hơn 10.000 năm. Trong những môi trường lạnh thế này, nhịp tim và tốc độ trao đổi chất chậm lại, điều này làm chậm quá trình lão hóa.

Kích thước ảnh hưởng đến tuổi thọ

Khi nói đến kích thước cơ thể, thì thường là, các loài có cơ thể lớn hơn sẽ sống lâu hơn. Ví dụ, voi hay cá voi sẽ sống lâu hơn các loài chuột và chuột lại là loài sống lâu hơn ruồi và giun.

Kích thước là một nhân tố quan trọng trong tiến hóa ở động vật. Những sinh vật nhỏ hơn dễ làm mồi cho các động vật lớn. Ví dụ như chuột khó có thể sống hơn một năm trong tự nhiên. Vì thế, chúng đã tiến hóa theo hướng phát triển và sinh sản nhanh hơn nhằm đối phó với vòng đời hạn chế của mình. Ngược lại, động vật lớn hơn dễ nằm ngoài tầm ngắm của thú săn mồi nên có thời gian để phát triển kích thước và sinh sản nhiều lần trong vòng đời của mình.

Vẫn còn những trường hợp khác mà động vật với đặc điểm tương tự, có cùng kích thước và môi trường sống lại có vòng đời hoàn toàn khác nhau. Trong trường hợp này, sự khác biệt di truyền, khả năng miễn dịch là tác nhân tạo nên sự khác biệt trong tuổi thọ. Vì vậy chính sự kết hợp tất cả các yếu tố này với mức độ khác nhau ở mỗi loài đã tạo nên sự đa dạng về tuổi thọ trong thế giới động vật.

Vậy còn chúng ta thì sao?

Nhân loại gần đây đã đạt đến tuổi thọ trung bình là 71 năm, có nghĩa vẫn còn rất xa để trở thành một trong những loài thọ nhất Trái Đất. Nhưng chúng ta có thể hy vọng vể khả năng kéo dài vòng đời của mình trong tương lai.

Vào đầu thập niên 1900, nhân loại chỉ sống được khoảng 50 năm. Kể từ đó, chúng ta dần thích nghi bằng việc kiểm soát các nhân tố gây ra tử vong như lối sống và dinh dưỡng. Điều này, cùng sự phát triển của những yếu tố khác như y tế khiến ta trở thành loài duy nhất trên Trái Đất có thể tác động đến số phận tự nhiên của mình.

Cập nhật: 28/12/2019 Theo Tinh Tế
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video