Vì sao lốc cuốn bay xưởng gỗ ở Vĩnh Phúc trong 5 phút?

Chuyên gia lý giải hiện tượng thời tiết chuyển xấu nhanh chóng trên nền nhiệt cao gây dông lốc tại Vĩnh Phúc và cho rằng gió trong cơn lốc này thấp nhất là cấp 12.

Lý giải hiện tượng này, kỹ sư khí tượng Lưu Minh Hải, Giám đốc Đài Khí tượng Lào Cai, cho rằng vùng núi xuất hiện mưa từ đêm 9/6, đến gần chiều 10/6, vùng hội tụ gió trên cao lan tỏa xuống khu vực trung du Bắc Bộ. Hình thế thời tiết xấu bao gồm không khí lạnh nhỏ tăng cường yếu xuống miền Bắc kết hợp với vùng hội tụ gió trên cao, xảy ra trong lúc thời tiết miền Bắc đang nắng nóng khiến nó chuyển xấu nhanh chóng, gây ra hiện tượng mưa rồi lốc xoáy trong cơn dông.

Lốc có thể tái diễn những ngày tới

"Hiện tượng lốc xoáy ở Vĩnh Phúc giống như vòi rồng nhỏ ở vùng ven biển, trong cấu trúc của nó, gió xoáy thuận chiều kim đồng hồ và tốc độ gió rất mạnh. Tôi xem clip thấy gió mà giật đổ nhà thì nhẹ nhất cấp độ cũng phải trên cấp 12 thì mới xảy ra được vì nó bốc cả những tấm ván bốc bay lên như đàn chim", ông Hải nhận định.

Theo chuyên gia, hiện tượng lốc có bán kính trong khoảng vài chục đến 100 m và đường đi trong khoảng từ 0,5 - 1,5 km. Ông Hải cảnh báo trong ngày 13-14/6, miền Bắc chịu ảnh hưởng mạnh của vùng hội tụ gió trên cao. Do đó, người dân cần lưu ý lốc xoáy, sét, đề phòng mưa lớn, đặc biệt là sạt lở và lũ cao ở miền núi.


Xưởng gỗ tan hoang sau cơn lốc chiều 10/6. (Ảnh: Hải Nam).

Còn theo chuyên gia Lê Đình Quyết, Phó phòng Dự báo khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, khu vực phía Bắc hiện có một rãnh nối với áp thấp nóng phía Tây, và rãnh trên cao có một hội tụ. Hình thế như vậy thường sinh ra hiện tượng dông, sét, gió giật, lốc.

Chuyên gia Quyết nhận định, dông lốc diễn ra tại Vĩnh Phúc chiều 10/6 không phải hiện tượng thời tiết quá bất thường.

Ông Quyết cho biết trong những ngày tiếp theo, diễn biến thời tiết tại Bắc Bộ sẽ còn phức tạp vì rãnh áp thấp kể trên mờ đi thì sẽ lại hình thành một rãnh khác. Song song với đó, ngoài Biển Đông đang có xoáy từ Philippines đẩy vào khiến gió tây nam hoạt động mạnh. Những yếu tố này khiến thời tiết cả miền Bắc và miền Nam xấu trong những ngày tới, có thể tiếp tục xảy ra dông lốc.

Lốc sinh ra từ đâu?

Theo Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường), lốc là hiện tượng gió xoáy cực mạnh, xảy ra trong một phạm vi nhỏ, hàng chục tới hàng trăm mét, và tồn tại trong một thời gian ngắn. Nguyên nhân sinh ra gió lốc là những dòng khí nóng bốc lên cao một cách mạnh mẽ.

Trong những ngày nóng nực mùa hè, mặt đất bị đốt nóng không đều nhau, một khoảng nào đó hấp thụ nhiệt thuận lợi sẽ nóng hơn, tạo ra một vùng khí áp giảm và tạo nên dòng thăng, không khí lạnh hơn ở chung quanh tràn đến tạo thành hiện tượng gió xoáy, tương tự như trong cơn bão.


Hiện trường xưởng gỗ bị lốc cuốn khiến 3 người chết. (Ảnh: Hải Nam).

Đặc điểm của gió lốc là tốc độ gió tăng mạnh đột ngột trong một thời gian rõ rệt. Lốc cũng thường xuất hiện trong những đám mây dông, khi đối lưu phát triển mạnh, sự chênh lệch nhiệt độ theo chiều thẳng đứng lớn, làm cho áp suất thay đổi đột ngột, tạo nên những cột gió xoáy lớn, có khả năng bốc đi một lúc mấy toa tàu hoả, những ngôi nhà hoặc những tàu thuyền cỡ vài chục tấn, kèm theo lốc thường có dông và mưa đá.

Ở nước ta, hiện tượng gió lốc thường xảy ra trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 8. Ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, lốc xoáy thường xảy ra vào mùa hè, nhất là ở những vùng sát biển. Ở Nam Bộ, hiện tượng gió lốc trong mùa hè không nhiều như ở Bắc Bộ và Trung Bộ. Lốc, cũng như vòi rồng, xảy ra rất đột ngột và hoạt động trong một khoảng thời gian ngắn, không thể dự báo được.

Cập nhật: 12/06/2020 Theo Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video