Vì sao Rome được gọi là “Thành phố vĩnh cửu“?

  •   3,73
  • 2.023

Theo một truyền thuyết cổ xưa, thủ đô Rome của Italy được lập thành vào năm 753 trước Công nguyên bởi Romulus - vị vua đầu tiên của người La Mã. Trong suốt hơn 700 năm từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ 7, Rome trở thành trung tâm quyền lực ở châu Âu.

Thành phố Rome
Cho tới ngày nay, Rome vẫn là một trong những thủ đô lâu đời nhất của thế giới.

Rome của người La Mã được xây dựng trên 7 quả đồi liền nhau. Người La Mã đã xây dựng nhiều quảng trường, tu viện, hoàng cung, đấu trường, miếu thần, pháo đài cổ, đài phun nước… tại đây.

Tuy nhiên, các nhà khảo cổ đã phát hiện một số bằng chứng về việc con người sinh sống ở Rome từ trước năm 753 trước Công nguyên. Ngọn đồi Palentino ở Rome gắn liền với truyền thuyết của người La Mã thời cổ đại về hai anh em sinh đôi Romulus và Rimus.

Sau khi 2 anh em bị bỏ rơi do một lời tiên tri, người ta đã tìm thấy Romulus và Rimus ở ngọn đồi Palentino sau nhiều năm được nuôi sống bởi dòng sữa của một con sói. Do vậy, biểu tượng của thành Rome xuất phát từ truyền thuyết trên chính là hình ảnh 2 đứa trẻ đang bú sữa của một con sói mẹ.

Đặc biệt, Rome được biết đến với tên gọi "Thành phố vĩnh cửu" vì người La Mã thời cổ đại đã có niềm tin mãnh liệt rằng, cho dù có bất kỳ điều gì xảy ra với thế giới thì Rome vẫn sẽ trường tồn với thời gian. Quả thật, cho tới ngày nay, Rome là một trong những thủ đô lâu đời nhất của thế giới. Vì vậy, người dân ở các nước trên thế giới vẫn thường nhắc tới Rome với tên gọi mỹ miều "Thành phố vĩnh cửu".

Cập nhật: 06/04/2018 Theo kienthuc
  • 3,73
  • 2.023