Vì sao nước tiểu có màu vàng?

Cơ thể chúng ta sử dụng các chất dinh dưỡng từ những thực phẩm mà chúng ta ăn. Nhưng các quá trình liên quan đến tiêu hóa cũng tạo ra cái mà chúng ta gọi là "sản phẩm phụ". Và chính tại đây, một chất hóa học mới được tạo ra.

Một số sản phẩm phụ trong cơ thể là chất thải và cơ thể chúng ta có hệ thống xử lý chất thải thông minh để loại bỏ chúng.

Một số chất thải sẽ ra ngoài cơ thể qua đường phân. Những chất thải có thể hòa tan trong nước sẽ ra ngoài qua nước tiểu. Chúng ta gọi đây là "chất thải có thể hòa tan trong nước".

Và bộ phận trong cơ thể chịu trách nhiệm tạo ra nước tiểu là thận. Chúng có hình dạng giống như đậu thận.

Một sự cân bằng tinh tế

Thận làm việc suốt ngày đêm để đảm bảo cơ thể luôn cân bằng nước, muối và hóa chất và không có quá nhiều chất thải hòa tan trong nước.

Thận có các bộ lọc đặc biệt trong đó giúp phân loại các các chất hữu ích với chất thải. Thận cũng chịu trách nhiệm vận chuyển chất thải hòa tan trong nước từ thận, xuống hai ống dẫn đặc biệt có tên là niếu quản và vào bàng quang (nằm gần bộ phận sinh dục).


Nếu nước tiểu của bạn có màu vàng nhạt, nghĩa là bạn đã uống nhiều nước.

Khi bàng quang đầy, nó sẽ gửi một thông điệp dọc theo dây thần kinh đến não khiến bạn cảm thấy cần phải đi tiểu.

Vậy ... tại sao nước tiểu màu vàng?

Một nghiên cứu gần đây đã làm sáng tỏ đặc điểm sinh học tưởng chừng như hiển nhiên này. Cụ thể, nghiên cứu đã phát hiện một loại enzyme có tên bilirubin reductase là nguyên nhân khiến nước tiểu có màu vàng đặc trưng.

“Đây là một hiện tượng sinh học thường ngày nhưng bao lâu nay vẫn chưa thể giải thích bằng khoa học. Nhóm chúng tôi rất vui mừng khi là người giải mã bí ẩn đó”, trợ lý giáo sư Brantley Hall tại Khoa Sinh học tế bào và Di truyền phân tử của Đại học Maryland cho biết.

Màu sắc của nước tiểu phụ thuộc vào lượng bilirubin reductase và lượng nước trong đó.

Nước tiểu là sự kết hợp của nước, chất điện giải và chất thải mà thận lọc ra khỏi máu. Theo các nhà khoa học, màu vàng của nước tiểu bắt nguồn từ quá trình tái chế các tế bào máu cũ của cơ thể. Các tế bào hồng cầu thường có tuổi thọ khoảng 120 ngày, sau đó bị phân hủy ở gan.

Quá trình này tạo ra bilirubin, một chất màu cam sáng. Bilirubin tiếp tục di chuyển đến ruột. Tại đây, vi khuẩn đường ruột biến nó thành một hợp chất không màu có tên urobilinogen. Quá trình phân hủy urobilinogen dẫn đến sự hình thành urobilin - sắc tố màu vàng tạo màu cho nước tiểu.

Nếu nước tiểu của bạn có màu vàng nhạt, điều đó có nghĩa là bạn đã uống rất nhiều nước và có rất nhiều nước trong nước tiểu. Chúng tôi gọi đây là "ngậm nước".

Nếu nước tiểu có màu vàng đậm, nghĩa là có ít nước hơn và lượng bilirubin reductase tương đối cao. Điều đó có nghĩa là bạn đã uống đủ nước hoặc có thể bạn bị mất nước.

Thế nào là uống quá nhiều nước và thế nào là uống không đủ nước?

Khi bạn không uống đủ nước, thận sẽ nhận được một thông điệp từ não của bạn để cố gắng giữ nhiều nước hơn trong cơ thể. Bạn cũng sẽ bắt đầu cảm thấy khát.

Nếu mọi người không thể uống nước (chẳng hạn vì bị nôn mửa), họ có thể cần nước đưa trực tiếp vào máu. Khi đó, bạn đến bác sỹ và họ sẽ truyền nước vào cơ thể bạn (một túi nước muối được đưa vào máu của bạn thông qua một cây kim trong cánh tay của bạn).

Nếu bạn uống nhiều nước hơn nhu cầu của cơ thể, cơ thể sẽ "nói" với các bộ lọc thận để loại bỏ nước dự phòng. Khi đó, nước tiểu của bạn sẽ nhạt màu hơn.

Cập nhật: 02/10/2024 Theo vnreview/znews
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video