Vì sao phạm nhân thời xưa bị hành hình vào giờ Ngọ ba khắc?

Lý do người xưa hành hình phạm nhân vào thời điểm Giờ Ngọ ba khắc

Việc hành hình phạm nhân Trung Quốc thời xưa vào giờ Ngọ ba khắc được đề cập trong phim ảnh, sách vở. Đây là quãng thời gian nào trong ngày và vì sao lại có quy định trên?

Theo lịch pháp cổ đại Trung Hoa, "thời" "khắc" là 2 đơn vị tính thời gian. Một ngày đêm chia thành 12 thời (mỗi thời tương đương 2 tiếng), phân làm 100 khắc (vạch khắc trên thùng nhỏ nước tính giờ, một ngày đêm thì nước rỏ hết một thùng, mỗi khắc tương đương 15 phút).

Phép tính thời, khắc của người xưa

Giờ Ngọ tương đương 11h đến 13h. Giờ Ngọ ba khắc là gần 12h trưa, lúc Mặt trời ở đỉnh điểm, bóng trên mặt đất thu lại ngắn nhất. Theo cách tính này, giờ Ngọ ba khắc tương đương 11h45 phút trưa.


Cách tính giờ, khắc của người xưa.


Cách tính khắc của người xưa.

Người xưa quan niệm đây là thời điểm mà dương khí mạnh nhất.

Hành hình phạm nhân vào giờ Ngọ ba khắc

Theo sách Công môn yếu lược, người xưa khá mê tín về chuyện hành hình. Họ cho rằng kết liễu sự sống của ai đó chính là "âm sự". Dẫu cho người bị giết có đáng tội hay không, hồn ma của họ có thể lởn vởn bám theo pháp quan, quan giám trảm, đao phủ và những người có liên quan phán quyết xử tử.

Vì vậy, hành hình vào giờ Ngọ ba khắc - lúc dương khí cực thịnh - sẽ trấn át được âm hồn của phạm nhân. Đây là nguyên nhân chủ yếu người xưa quyết định hành hình vào "giờ Ngọ tam khắc".

Ngoài ra, theo quan niệm xưa, một nguyên nhân nữa liên quan chính phạm nhân. Giờ Ngọ tam khắc cũng là thời điểm tinh lực con người yếu nhất, kiệt sức, dễ rơi vào trạng thái buồn ngủ. Nếu xử tử lúc này, phạm nhân sẽ ít đau đớn. Chọn giờ ngọ ba khắc để hành hình, nếu xét theo nghĩa này, cũng là nghĩ cho phạm nhân, cũng là xuất phát từ ý nghĩa nhân văn, từ tình người.


Hình phạt tứ mã phanh thây.

Nhiều tiểu thuyết của Trung Quốc khi nhắc tới chuyện hành hình phạm nhân thường đặt trong bối cảnh mùa thu hoặc mùa đông. Thực chất, xử tử kẻ tù tội trong những tiết trời này xuất phát từ quan niệm “xuân sinh, hạ trưởng, thu thâu, đông tàng” của người xưa. Trong bốn mùa của năm, tiết thu và đông thường lạnh hiu hắt, cảnh vật buồn bã âu sầu, phù hợp với “sát lệnh” của đất trời. Vì vậy, kẻ tử tội bị hành hình vào những mùa này cũng là điều dễ hiểu.

Hình luật triều Đường, Tống ở Trung Quốc quy định: Mỗi năm từ tiết lập xuân đến thu phân, các tháng giêng, tháng 5, tháng 9; các ngày đại tế, trai giới, ngày rơi vào 24 tiết khí, ngày mùng một, rằm, thượng huyền, hạ huyền, những ngày "cấm sát" trong tháng (mùng một, mùng tám, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30) không được thi hành tử hình.

Ngoài ra, quy định khi gặp thời tiết "mưa chưa tạnh, Mặt trời chưa mọc" cũng không được hành hình. Theo quy định này, triều Đường, Tống mỗi năm có chưa đến 80 ngày thi hành án tử hình.

Dưới thời Minh, Thanh, hình pháp cũng quy định thời gian hành hình như triều Đường, Tống nhưng không quy định giờ giấc cụ thể.

Sách Tỉnh danh hoa chép rằng: "Bây giờ là cuối thu đầu đông. Phàm trong lao ngục của các phủ, châu, huyện, những trọng phạm thuộc vào dạng 'thập ác bất xá' đều đưa ra xử quyết. Hôm ấy, tri huyện Song Lưu là Cao Tiệp, tiếp được thánh chỉ, bèn cho đưa mấy phạm nhân có tên ra ngã tư phố hành hình vào lúc canh năm".

Như vậy, thời điểm hành quyết không phải là giữa trưa.

Cập nhật: 16/06/2024 Theo Zing/thaicucthieugia
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video