Việt Nam mở hội thảo ASEAN về công nghệ nano

Ngày 16/9, tại Nha Trang đã diễn ra Hội thảo quốc tế về khoa học vật liệu tiên tiến và công nghệ nano. Hội nghị nhằm nâng cao khả năng hợp tác về công nghệ vật liệu giữa các nước ASEAN và thúc đẩy nghiên cứu công nghệ nano ở Việt Nam. 

Hội thảo quốc tế về khoa học vật liệu tiên tiến và công nghệ Nano tổ chức tại Nha Trang


Tại Hội thảo, các đại biểu thảo luận về các vấn đề thời sự trong lĩnh vực Khoa học-Công nghệ Vật liệu tiên tiến và Công nghệ Nano với các tiểu ban: Tiểu ban Vật liệu tiên tiến trong Điện tử và Quang tử; Tiểu ban Vật liệu và Linh kiện có cấu trúc Nano; Tiểu ban Công nghệ Nano trong Khoa học Sự sống và công nghệ Môi trường. Sau đó, các nhà khoa học sẽ tham gia thảo luận bàn tròn về hợp tác trong khoa học vật liệu và Công nghệ Nano trong các nước ASEAN và với các thành viên của Trung tâm Vật lý Châu Á - Thái Bình Dương (APCTP) và các nước tiên tiến. 

Trao đổi bên lề hội thảo, Chủ tịch Hội nghị, GS.VS Nguyễn Văn Hiệu cho biết, hiện nay nano đã trở thành một lĩnh vực KHCN liên ngành chứ không phải là vật lý nữa. Các nước ASEAN có điều kiện như Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Indonesia... cũng đã bắt đầu tìm cách giải quyết các vấn đề KT cấp bách bằng công nghệ nano.

Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu: "Hiện nay Việt Nam đi quá chậm trong lĩnh vực nghiên cứu công nghệ nano"


Việt Nam cũng mới bắt đầu nghiên cứu công nghệ nano, tuy nhiên ứng dụng trong công nghệ hiện đại thì chưa có. Nước ta cũng chưa có một chương trình nào về công nghệ nano; các nhà khoa học VN chưa có kinh phí nghiên cứu để đưa lĩnh vực này của khoa học Việt Nam sánh vai các nước trong khu vực.

Theo GS.VS Nguyễn Văn Hiệu, Hội thảo về khoa học vật liệu tiên tiến và công nghệ nano nhằm nâng cao việc nghiên cứu và ứng dựng khoa học vật liệu về công nghệ nano trong các nước ASEAN. Đồng thời, tăng cường nhận thức về công nghệ nano tại Việt Nam, tiến tới tìm giải pháp cho nhiều vấn đề, như phát triển những vật liệu có cấu trúc nano giúp xử lý ô nhiễm môi trường hiệu quả. Hay thuốc nano, giúp tăng hiệu suất sử dụng thuốc...

Ông cũng cho biết từ khi Việt Nam tham gia ASEAN đến nay trong lĩnh vực KHCN Vật liệu, ASEAN chưa bao giờ mở một hội nghị như thế này; đây có thể coi là hội nghị đầu tiên của ASEAN về công nghệ nano. 

Bắt đầu từ hội thảo này, các cơ quan đồng tổ chức hội thảo (APCTP và Phân ban Khoa học và Công nghệ Vật liệu ASEAN) sẽ lần lượt tổ chức chuỗi các hội thảo 2 năm 1 lần tại các nước ASEAN. Song song đó mạng lưới các phòng thí nghiệm về khoa học công nghệ vật liệu tại các nước sẽ được hình thành. Hoạt động của mạng lưới các phòng thí nghiệm này được điều phối bởi Phân ban khoa học và Công nghệ Vật liệu ASEAN. Hội thảo được tổ chức nhằm nâng cao hơn nữa sự hợp tác giữa các phòng thí nghiệm này.

Hội thảo đã thu hút gần 200 các nhà khoa học Việt Nam và trên 100 nhà khoa học quốc tế đến từ 24 quốc gia - vùng lãnh thổ khác nhau, đặc biệt là có đại biểu của 9 trong 10 nước ASEAN tham dự hội thảo.

Đến dự hội thảo còn có đại diện nhiều tổ chức quốc tế , nhiều nhà khoa học đến từ Mỹ, Pháp, Đức, Thụy Điển, Hà Lan, Israel, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Bắc, Úc... Trong Ban Tư vấn quốc tế của Hội nghị, có 4 nhà khoa học được giải thưởng Nobel và nhiều nhà khoa học hàng đầu của các nước tiên tiến.

Theo Lý Hiển Vinh - VietNamNet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video