Vịnh lớn nhất thế giới - vịnh Bengal

Biển "ăn" đất liền hoặc đất liền "ăn" biển, kết quả đều làm cho ngoài rìa biển đất liền hình thành những vịnh biển. Trong phạm vi cả thế giới, có 4 vịnh diện tích trên 1 triệu km2, nhưng chỉ có vịnh Bengal ở Đông Bắc Ấn Độ dương là trên 2 triệu km2.

Vịnh Bengal nằm giữa bán đảo Ấn Độ, bán đảo Trung Nam, quần đảo Andeman và quần đảo Nicobar. Tổng diện tích 2,173 triệu km2. Độ sâu trung bình 2.586m. Nhiệt độ nước 25-27 độ C, sông Hằng và sông Brahmaputra đổ vào phía Bắc vịnh làm thành những cửa sông rộng. Trong vịnh có các đảo Andeman và Nicobar. Các cảng quan trọng là Madras của Ấn Độ và Chita của Bangladesh.


Bản đồ khu vực vịnh Bengal (Ảnh: encarta.msn)

Vịnh Bengal là nơi ấp ủ những cơn bão nhiệt đới. Người ta thường cho rằng các cơn bão đều bắt nguồn từ vùng biển nhiệt đới 5o - 25o vĩ Bắc. Những cơn bão Tây Thái Bình dương thường đổ bão vào các nước Philippin, Trung Quốc, Nhật Bản. Những cơn bão ở Đại Tây dương thường đổ bộ vào Mỹ, Mexico. Hàng năm từ tháng 4-10, tức là mùa hạ và mùa thu, bão thường xảy ra kèm theo là nước triều dâng tạo ra những cột sóng lớn lao vào sông Hằng và sông Brahmaputra, gây lũ lụt nghiêm trọng. Ngày 12 tháng 11 năm 1970, bão đã làm cho người dân Bengal (Ấn Độ và Bangladesh) thiệt hại nặng nề, cướp đi 30 vạn sinh mạng, làm cho hàng triệu người mất hết nhà cửa.

H.T (Theo Bách khoa tri thức)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video