Virus đậu mùa khỉ tiến hóa "thần tốc" nhanh gấp 12 lần thông thường

Một nghiên cứu mới công bố ngày 24/6 cho thấy, virus đậu mùa khỉ đột biến nhanh gấp 12 lần so với virus thông thường và có thể sẽ có một cuộc tiến hóa thần tốc.

Tính đến nay, virus này đã lây nhiễm cho hơn 3.500 người tại 48 quốc gia kể từ khi nó được phát hiện bên ngoài châu Phi và có thể đã sản sinh ra hàng chục biến thể mới.


Virus đậu mùa khỉ.

Theo một nghiên cứu mới được công bố ngày 24/6 trên tạp chí Nature Medicine, đã có tổng cộng 50 biến thể mới được sinh ra kể từ khi nó được phát hiện trong giai đoạn từ 2018-2019. Trong khi đó, các nhà khoa học vẫn nghĩ rằng, nó chỉ có thể tạo ra một đến 2 biến thể mỗi năm.

Bệnh đậu mùa khỉ là một căn bệnh hiếm gặp mà các nhà virus học nghĩ rằng, nó có thể lưu hành ở loài khỉ và loài gặm nhấm. Năm nay, đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ đã lan nhanh khắp châu Phi đã gây kinh ngạc cho các nhà khoa học và khiến cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bắt đầu cân nhắc xem liệu nó có được đưa vào danh sách tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu hay không.

Trong nghiên cứu mới này các nhà nghiên cứu viết, sự tặng vọt các biến thể của virus đậu mùa khỉ vượt quá mức độ thông thường khiến họ lo ngại. Dữ liệu của họ tiết lộ những đầu mối mới về sự tiến hóa của virus trong tương lai và sự thích nghi tiềm năng ở người.

Theo dòng lịch sử, bệnh đậu mùa khỉ được truyền từ người này sang người kia bằng các tiếp xúc gần qua da, qua chất lỏng trong cơ thể hoặc các chất bị nhiễm độc hoặc các giọt bắn trong không khí. Thế nhưng, với tốc độ lây nhiễm nhanh chưa từng thấy có thể đưa ra vài gợi ý về việc nó đã làm biến đổi vật thể chủ như thế nào và các biến thể này có thể là một nguyên nhân. Các biến thể này có thể là một trong số những biến thể đã từng bị chống trả và mang theo nhiều biến thể trong vòng đời ngắn ngủi của chúng.

Cho đến nay, một phương pháp điều trị trực tiếp vẫn chưa được thử nghiệm, nhưng các bác sỹ vẫn đang sử dụng các loại thuốc chống virus và kháng thể được trích xuất từ người miễn dịch với vắc xin đậu mùa khỉ để tiêm cho các bệnh nhân.

Cập nhật: 28/06/2022 Tiền Phong
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video