VN - một trong các nước có tốc độ phục hồi rừng nhanh nhất thế giới

Rừng, "lá phổi của Trái đất", đang dần xanh trở lại do ngày càng nhiều quốc gia thành công trong việc ngăn chặn và chấm dứt tình trạng khai thác rừng bừa bãi trên lãnh thổ mình cũng như phục hồi những khu rừng bị chặt phá. Cùng với TQ và Tây Ban Nha, VN được xem là nước có tốc độ phục hồi rừng nhanh nhất thế giới.

Rừng Cúc Phương - Việt Nam
(Ảnh: flickr.com)

Đây là nội dung của công trình nghiên cứu về tình hình bảo vệ rừng trên thế giới trong suốt 15 năm (1990 đến 2005), công bố ngày 13-11 trên Tập san của Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ.

Nguyên cứu trên cho thấy trong 15 năm qua, diện tích tái trồng rừng, phủ xanh ''đất trống đồi trọc'' trên toàn thế giới tăng, một số khu rừng thậm chí còn rậm rạp hơn so với cách đây gần 200 năm, đã góp phần làm giảm bớt tình trạng khí hậu Trái đất nóng lên, vì rừng là nơi hấp thu chủ yếu lượng khí dioxide carbon (CO2), thủ phạm chính gây hiệu ứng nhà kính.

Trong số 50 nước thuộc diện nghiên cứu, VN, TQ và Tây Ban Nha có tốc độ phục hồi rừng nhanh nhất thế giới, trong khi Nigeria và Philippines là hai nước có tỷ lệ rừng bị "biến mất" nhiều nhất. Nghiên cứu cũng cho thấy diện tích rừng tiếp tục giảm mạnh và nhanh tại Indonesia và Brazil, trong khi lại tăng ở Mỹ và Trung Quốc.

Nhóm tác giả của công trình nghiên cứu trên cho biết các chính sách trồng cây gây rừng, tăng diện tích đất nông nghiệp (dựa vào biện pháp thâm canh) và làn sóng di cư từ nông thôn ra thành phố là những yếu tố góp phần làm tăng nguồn vốn đầu tư cho rừng trong suốt 15 năm qua tại 22 nước trong tổng số 50 nước có diện tích rừng lớn.

Jesse Ausubel, chuyên gia về môi trường thuộc Đại học Tổng hợp Rockefeller ở New York, Mỹ cho rằng sự thay đổi triệt để trong chính sách sử dụng đất có thể áp dụng rộng rãi tại các nước như Brazil và Indonesia - những quốc gia vẫn đang phải đối mặt với tình trạng phá rừng trầm trọng, đồng thời góp phần đẩy nhanh quá trình phục hồi rừng từ nay đến năm 2050.

Dự báo trong vòng 45 năm tới, diện tích rừng trên toàn thế giới có thể tăng 10%, khoảng 300 triệu héc-ta, tương đương với diện tích của Ấn Độ ngày nay.


Biển hiệu cho khách du lịch vào tham quan rừng Cúc Phương (Ảnh: flickr.com)

Theo TTXVN, Tuổi trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video