Vượt Trung Quốc, Ấn Độ trở thành quốc gia ô nhiễm nhất thế giới

Một nghiên cứu của Tổ chức môi trường phi chính phủ Greenpeace cho thấy Ấn Độ đã vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia ô nhiễm nhất thế giới.

Theo đó, dựa vào hình ảnh vệ tinh của NASA, các nhà phân tích cho biết lượng bụi có hại cho hô hấp của con người đã giảm đáng kể tại Trung Quốc trong vài năm qua, trong khi chất lượng không khí ở Ấn Độ vẫn chưa được cải thiện.


Tình trạng ô nhiễm môi trường đã được cải thiện ở Trung Quốc. (Ảnh: AP).

Các hình ảnh vệ tinh cho thấy mức độ của các hạt vật chất PM2.5 có hại cho hô hấp đã giảm 17% ở Trung Quốc trong khoảng thời gian 2010-2015, ngược lại tăng 13% ở Ấn Độ.

Tại thủ đô Bắc Kinh, mức độ PM2 trung bình hàng năm là 81, trong khi thủ đô New Delhi của Ấn Độ là 128.

Theo Greenpeace, người dân Ấn Độ đã phải tiếp xúc với ô nhiễm không khí cao hơn nhiều so với Trung Quốc. Trong khi chất lượng không khí của Trung Quốc ngày càng được nâng cao, thì tình trạng ô nhiễm tại Ấn Độ ngày càng trở nên tồi tệ.

Mặc dù tình trạng ô nhiễm không khí tại Trung Quốc vẫn ở mức nguy hiểm cho sức khỏe con người, nước này đã có nhiều động thái tích cực nhằm giải quyết tình trạng trong những năm gần đây. Các nghiên cứu của Greenpeace đã đánh giá cao kế hoạch hành động quốc gia chống ô nhiễm môi trường của Trung Quốc được đưa ra vào năm 2013, trong đó bao gồm thắt chặt tiêu chuẩn khí thải đối với các nhà máy điện và nhà máy công nghiệp nặng.


Mức độ ô nhiễm các quốc gia năm 2005.


Mức độ ô nhiễm các quốc gia năm 2011.


Ảnh vệ tinh ghi lại mức độ ô nhiễm ở các quốc gia năm 2015. (Ảnh: Greenpeace).

Ngược lại tại Ấn Độ, người dân đang tỏ ra hết sức phẫn nộ trước tình trạng ô nhiễm báo động tại nước này. Trước đó, chính phủ Ấn Độ thậm chí đã ra quy định đi xe ngày chẵn-lẻ để giảm thiểu lượng khí thải thoát ra môi trường. Tuy nhiên những nỗ lực đó là chưa đủ.

Theo các chuyên gia, chính phủ Ấn Độ nên tăng cường giám sát hoạt động tại các nhà máy công nghiệp nặng nằm tập trung ở phía bắc đất nước, nơi ô nhiễm không khí đang diễn ra tồi tệ nhất.

Theo thống kê, hiện mới chỉ có 39 trạm giám sát nhà máy trực tuyến tại chỗ ở Ấn Độ, so với 1500 ở Trung Quốc, 770 ở Mỹ và 1000 ở các nước châu Âu.

Cập nhật: 24/02/2016 Theo vntinnhanh
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video