Xác chết của sinh vật này có thể giải bài toán biến đổi khí hậu

Thứ tựa như mảng đá vôi tự nhiên màu xám, dính chồng lên nhau, thực ra là xác chết của san hô, và nó có ý nghĩa quan trọng đối với hệ sinh thái toàn cầu.

Tại một vùng đất khô cằn ở Bắc Burnett, bang Queensland (Mỹ), nơi ta dễ dàng bắt gặp những gia súc đang thản nhiên gặm cỏ bên vệ đường, là nơi có những khối vật chất kỳ dị, trông tựa như đá vôi dính chồng lên nhau.


Các bãi san hô hóa thạch ở Bắc Burnett giờ đây trông giống như một phần của cảnh quan trên cạn. (Ảnh: ABC).

"Nếu như lái xe ngang qua, bạn sẽ dễ dàng bỏ qua chúng, vì chúng hòa trộn một cách đầy tự nhiên với khung cảnh", giáo sư Gregg Webb, một nhà cổ sinh vật học, cho biết.

Thế nhưng trên thực tế, ít ai biết rằng những khối vật chất này thực ra từng là rạn san hô Cannindah có tuổi đời từ hơn 300 triệu năm. Giờ đây, những gì còn sót lại của chúng là hàng loạt hóa thạch được xếp thành những gò cao, góp phần vào cảnh quan của khu vực.

Theo giáo sư Webb, rạn san hô Cannindah từng là rạn san hô lớn nhất được biết đến từ thời Mississippian, còn được gọi là kỷ Than đá.

Đó là một trong những thời kỳ có khí hậu thay đổi khắc nghiệt bậc nhất trong lịch sử hình thành nên Trái đất. Cũng sau giai đoạn đó, đại dương đã bao phủ gần như toàn bộ bề mặt địa cầu, và tồn tại suốt khoảng 40 triệu năm.

Cũng bởi vậy mà những "nhân chứng sống" có từ thời kỳ này sẽ góp phần quan trọng để mang lại những bài học cho tương lai, khi khí hậu Trái đất một lần nữa thay đổi.

"Bằng cách nghiên cứu các rạn san hô hóa thạch này, chúng ta có thể biết được điều gì đã xảy ra với loại hệ sinh thái thời ấy", giáo sư Webb khẳng định. "Càng biết nhiều về những chuyển dịch này, chúng ta càng hiểu những gì có thể phải đối mặt trong tương lai".


San hô có ý nghĩa quan trọng với hệ sinh thái biển. (Ảnh: Getty).

Giáo sư Trần Nghi, chuyên gia về địa chất biển, cho biết san hô thường sống bằng cách bám trên những đảo ngầm, đảo đá nằm cách mặt nước khoảng 10 - 20 mét, nơi luôn có ánh sáng mặt trời chiếu xuống.

Việc san hô có thể sống và phát triển đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra nơi trú ngụ, thức ăn cho rất nhiều loài sinh vật biển.

"San hô là một hệ sinh thái cực kỳ quan trọng. Đó chính là ngôi nhà chung cho tất cả sinh vật khác trên biển, đóng vai trò che chở cho nhiều loài cá, thân mềm, tảo... sống trong san hô", giáo sư Nghi chia sẻ.

Theo Natural History, các rạn san hô trên toàn cầu có giá trị ước tính khoảng 6 nghìn tỷ bảng Anh, khi trung bình khoảng 500 triệu người trên thế giới vẫn phụ thuộc vào chúng để kiếm thức ăn, việc làm.

San hô cũng đóng vai trò như rào cản, có thể giảm lực càn quét từ sóng biển lên tới 97%, góp phần bảo vệ con người khỏi những mối đe dọa như xói mòn, sóng thần.

Chúng cũng giúp duy trì các khu vực như rừng ngập mặn và thảm cỏ biển, tạo ra những quần thể ven biển có giá trị khai thác cao đối với con người.

Tuy nhiên trước những thách thức về biến đổi khí hậu và tác động trực tiếp từ con người, nhiều rạn san hô đang biến mất khỏi môi trường tự nhiên, hoặc suy giảm vô cùng nghiêm trọng.

Báo cáo vào năm 2022 cho biết quần thể san hô còn sống và phát triển ở vùng biển Caribbean nằm ở khu vực Tây Bán cầu thuộc Đại Tây Dương thậm chí đã giảm xuống chỉ còn 8% trên tổng số. Trước đó vào những năm 1970, san hô còn duy trì ở mức 50%.

Cập nhật: 29/12/2023 Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video