Xăng và cách phân biệt, lựa chọn các loại xăng A92, A95, E5 sao cho phù hợp với ô tô, xe máy

Chỉ số Octan (RON) là chỉ số quan trọng cho biết tính chống kích nổ của xăng, người dùng nên biết để lựa chọn loại xăng phù hợp với chiếc xe của mình.

Xăng là hợp chất hữu cơ nhẹ có chứa Hydrocarbon (Công thức hóa học CnH2n+2 , cấu trúc mạch thẳng) với đặc tính nhẹ, dễ bay hơi, dễ cháy và là sản phẩm của quá trình chưng cất (Cracking) từ dầu thô.

Để phân biệt các loại xăng bằng mắt thường có thể căn cứ vào màu sắc, việc quy định màu cũng tùy theo quốc gia có thể khác nhau. Ở Việt Nam quy định như sau: Xăng E5 RON9, A92 là màu XANH; Xăng A95 có màu VÀNG.


Phân biện xăng bằng màu sắc. (Ảnh: internet).

Xăng không còn xa lạ và hiện vẫn đang được dùng như là nguồn nhiên liệu chủ yếu của các động cơ đốt trong. Một trong số các chỉ tiêu quan trọng của xăng đó là tính chống kích nổ (kích nổ là hiện tượng cháy trước khi bugi bật tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu). Chỉ số Octan (RON- Research Octane Number) được dùng để đánh giá tính chống kích nổ của xăng, chỉ số này càng lớn tính chống kích nổ càng cao và ngược lại. Sự cháy do kích nổ gây rung, giật máy, nóng máy một cách nhanh chóng và phát ra tiếng kêu rất khó chịu (tiếng gõ). Theo quy ước chất iso-octan có chỉ số số Octan là 100 và dùng đó để so sánh, trong khi đó chất n-heptane có chỉ số octan là 0.

Các chế phẩm xăng cũ trước kia thành phần có chì nhằm giảm sự cháy kích nổ, tuy nhiên tác hại của chì khi phát thải vào không khí là cực kỳ nguy hiểm, do vậy xăng pha chì hiện đã không còn được sử dụng (Ở Mỹ đã cấm từ 1986, Châu Âu cấm từ 1990 và ở Việt Nam cấm từ 2001).

Như vậy xăng A92 hay A95, con số phía sau thể hiện chỉ số Octan của chúng, với xăng A92 chỉ số octan thấp hơn nên dễ cháy hơn khi chịu nén so với xăng A95. Sử dụng xăng có chỉ số octan cao hơn không giúp cho động cơ khỏe hơn hay tiết kiệm hơn mà chỉ đơn thuần phù hợp với động cơ có tỷ số nén cao hơn.

Với xe có tỷ số nén thấp, nếu dùng xăng có chỉ số octan cao thì sẽ không đảm bảo nhiên liệu được cháy tốt nhất, ngược lại xe có tỷ số nén cao mà dùng xăng có chỉ số octan thấp có thể dẫn đến cháy kích nổ.

Về lý thuyết xe có tỷ số nén cao dùng A95 vẫn có thể dùng được với A92 bởi chúng chỉ khác nhau về thành phần phụ gia (chống kích nổ), còn tính chất của xăng là như nhau, tuy nhiên không nên duy trì việc đổ chéo lâu dài vì tác hại như đã nêu ở trên.

Xăng sinh học E5 (được đưa vào thị trường từ 2018) là loại xăng có chỉ số Octan là 92, nó là chế phẩm từ hỗn hợp 95% là xăng có chỉ số Octan 92 và 5% là Ethanol (Hay còn kí hiệu là E5 tức là chiếm 5%- Ethanol là cồn sinh học có chỉ số Octan lên tới 109). Ethanol trộn vào xăng như là chất phụ gia thay chì, giúp nâng cao chỉ số Octan, ngoài ra giảm sự phát thải Carbon monoxide (CO) so với xăng thông thường, điều đó giúp giảm khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính.

Việc sử dụng xăng E5 sẽ không làm cho động cơ xe của bạn bị ảnh hưởng. Tuy nhiên theo khuyến cáo từ những nhà cung cấp thì loại xăng sinh học E5 không phù hợp với những loai xe đời cũ có động cơ chạy bằng xăng, xe thay thế phụ tùng không chính hãng, xe không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Các phương tiện có thời gian sử dụng trên 10 năm có ống dẫn nhiên liệu đã bị lão hóa, rò rỉ è cũng không nên sử dụng loại nhiên liệu này, bởi axit trong Ethanol có thể gây ảnh hưởng tới gioăng cao su, nhựa, kim loại của động cơ.

Ví dụ với xe máy:

  • Xe có động cơ với tỷ số nén thấp dưới 9,5:1 thì nên đổ xăng A92: Honda Wave, Super Dream, Yamaha Sirius, Nozza, Jupiter.
  • Xe với động cơ có tỷ số nén trên 9,5 nên dùng xăng A95: Honda SH, CPX, Lead, AirBlade, Yamaha Jupiter RC, Exciter, Nouvo, Suzuki Hayate,...

Tại sao một số lông trên cơ thể bạn có thể mọc dài tới mức vô lý?

Đem máy dò kim loại đến quán rượu, người đàn ông may mắn tìm được "kho báu" trị giá 3 tỷ đồng

Thí nghiệm hồi sinh người chết hơn 200 năm trước diễn ra như thế nào?

Cập nhật: 12/08/2020 Theo baophapluat
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video