Xây nhà trên sao Hỏa bằng bê tông chế từ máu, mồ hôi phi hành gia

Protein từ máu phi hành gia, có thể kết hợp với nước tiểu, mồ hôi và nước mắt tạo chất kết dính như keo để làm bê tông AstroCrete trên Mặt trăng và sao Hỏa.

Ý tưởng này do các nhà khoa học Đại học Manchester, Anh, đưa ra với mục tiêu giải quyết các vấn đề và chi phí của việc gửi vật liệu xây dựng vào vũ trụ.


Bê tông vũ trụ chế bằng protein từ máu phi hành gia kết hợp với các chất lỏng bài tiết khác có thể dùng để xây dựng trên sao Hỏa. (Ảnh: Đại học Manchester).

Chất keo này giữ cho đất trên Mặt trăng cũng như sao Hỏa kết dính, tạo ra vật liệu như bê tông nhưng cứng hơn 300% so với bê tông thông thường.

Các nhà khoa học tính toán rằng, gần 500kg AstroCrete có thể được sản xuất trong sứ mệnh sao Hỏa có 6 phi hành gia kéo dài 2 năm.

Tuy nhiên, giống như trên Trái đất, cần tới 91kg bê tông để xây dựng chỉ 0,09m2 của một ngôi nhà một tầng. Nếu dùng theo dạng bao cát hoặc lớp mặt của gạch tổng hợp, mỗi phi hành gia có thể sản xuất đủ bê tông vũ trụ để mở rộng môi trường sống nhằm hỗ trợ thêm một phi hành gia tăng cường, tăng gấp đôi nơi lưu trú sau mỗi sứ mệnh sao Hỏa liên tiếp.


Chi phí cho mỗi viên gạch từ Trái đất lên sao Hỏa là khoảng 2 triệu USD.

Nhóm nghiên cứu chia sẻ trên tạp chí Materials Today Bio: "Các tính toán của chúng tôi cho thấy mỗi phi hành gia - trong suốt một sứ mệnh trên sao Hỏa - ​​có thể tạo ra đủ không gian sống bổ sung để hỗ trợ một phi hành gia khác, dẫn tới khả năng cho phép mở rộng ổn định một quần thể trên sao Hỏa". 

Chi phí cho mỗi viên gạch từ Trái đất lên sao Hỏa là khoảng 2 triệu USD. Điều này đồng nghĩa với việc con người lên sao Hỏa trong tương lai hầu như không thể mang theo vật liệu xây dựng.

Nhóm nghiên cứu đề xuất sử dụng protein phổ biến có trong huyết tương, được gọi là albumin huyết thanh người, như chất kết dính bụi vũ trụ. Nghiên cứu sâu hơn cho thấy, thêm nước tiểu, mồ hôi và nước mắt của người cũng làm tăng đáng kể độ bền của bê tông vũ trụ.

Tiến sĩ Aled Roberts, Đại học Manchester, thành viên của dự án nghiên cứu, nói rằng kỹ thuật mới có những lợi thế đáng kể so với nhiều kỹ thuật xây dựng khác trên Mặt trăng và sao Hỏa đã được đề xuất.

Năm ngoái, các nhà nghiên cứu tại Đại học Công nghệ và Thiết kế Singapore đề xuất sử dụng chất chitin có trong vảy cá và nấm để xây dựng môi trường sống trên sao Hỏa.

Là một trong những polyme hữu cơ phổ biến nhất trên Trái đất, khi trộn với đất sao Hỏa, chitin có thể tạo thành vật liệu đủ cứng để xây dựng các công cụ và nơi trú ẩn.

Polyme hữu cơ này có thể lấy được trên sao Hỏa từ quá trình chuyển hóa sinh học chất thải hữu cơ của côn trùng hoặc nấm khi trồng trong các trang trại.

Chitin có thể được NASA và các công ty tư nhân như SpaceX của Elon Musk, xem xét khi có kế hoạch thiết lập môi trường sống của con người trên sao Hỏa trong 20 năm tới.

Cập nhật: 15/09/2021 Theo Lao Động
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video