Xi măng Novacem sẽ thay thế xi măng Portland?

Với sự phát thải khí CO2 quá lớn do quá trình sản xuất xi măng từ đá vôi, nhà khoa học Nikolaos đã phát triển loại xi măng xanh có khả năng hấp thụ CO2.

Việc sản xuất xi măng làm bê tông gồm nhiều công đoạn: nung nóng đá vôi nghiền nhỏ, đất sét và cát tới nhiệt độ 1.450 độ C bằng nhiên liệu như than đá, khí tự nhiên.

Quá trình đó tạo ra lượng CO2 vô cùng lớn. Sản xuất một tấn xi măng loại này (xi măng Portland) giải phóng 650 - 920 kg CO2. Chính 2,8 tỷ tấn xi măng sản xuất trên toàn thế giới năm 2009 chiếm 5 % tổng lượng khí CO2 phát thải.

Do đó, nhà nghiên cứu Nikolaos Vlasopoulos đã thử nghiệm phương pháp sản xuất mới nhằm loại bỏ sự phát thải của quá trình sản xuất xi măng. Nó sẽ hấp thụ một phần lượng CO2 phát ra, ước tính khoảng 100 kg mỗi tấn xi măng. Loại xi măng mới có tên gọi là Novacem.

Ông phát hiện ra công thức của xi măng Novacem từ khi còn là sinh viên trường ĐH Hoàng gia London (Anh). Vlasopoulos nói: “Tôi đã nghiên cứu nhiều loại xi măng sản xuất bằng cách trộn ma giê ô xít với xi măng Portland và nhận ra, khi thêm nước vào hỗn hợp ma giê mà không cần đá vôi (chứa nhiều CaCO3, chất khi nung sẽ sinh ra CO2). Loại xi măng mới có độ cứng như mong muốn, nhất là khi đốt trong khí ga."

Loại xi măng Novacem có chất lượng không thua kém gì so với xi măng thông thường từ đá vôi.

Vlasopoulos đang xác định chính xác công thức để sản phẩm Novacem sản xuất ra có chất lượng tương đương với xi măng làm từ đá vôi.

Một nghiên cứu khác của Calera, công ty ở California (Mỹ) nhằm giảm lượng khí CO2 của xi măng Portland. Tuy nhiên, loại xi măng Calera mới có xu hướng bổ sung cho Portland hơn là trở thành loại thay thế như Novacem.

Xi măng Novacem phải đối mặt với vấn đề thiết kế quy trình sản xuất ở quy mô công nghiệp. Xi măng Novacem cần sản xuất với năng suất 500.000 tấn/năm để đạt giá thành như xi măng Portland.

Tương lai của loại xi măng xanh, thân thiện hơn với môi trường này còn nhiều câu hỏi đặt ra. Tuy thế, loại vật liệu mới thực sự sẽ thay đổi nền công nghiệp xây dựng hiện nay, góp phần bảo vệ môi trường tốt hơn.

Nguồn: Technology Review

Theo Báo Đất Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video