Một ánh sáng bí ẩn xuất hiện bên cạnh Mặt trăng vào cuối tuần vừa qua và dự đoán nó sẽ quay trở lại vào tuần tới. Nhưng thứ ánh sáng đó chính xác là gì?
Ánh sáng có hình như một Mặt trăng đã xuất hiện vào cuối tuần trước. Tuy nhiên một số chuyên gia lại cho rằng nó không phải có hình mặt trăng như mọi người tưởng tượng, nó đơn giản chỉ là một ngôi sao sáng chói đứng bên phải Mặt trăng thật. Dự đoán hai thiên thể này sẽ lại xuất hiện cùng nhau một lần nữa vào tối nay gần chòm sao Kim Ngưu.
Nhìn hình ảnh này, nhiều người cho rằng có hai Mặt trăng xuất hiện.
Một người chứng kiến sự việc đã đăng tải trên trang cá nhân: “Có ai nhận thấy hai Mặt trăng đã xuất hiện cạnh nhau không?”
Một người khác cũng chia sẻ: "Tôi chưa bao giờ thấy sự việc nào lạ như thế này. Mặt trăng vẫn ở đó như mọi ngày, nhưng gần đó tôi lại thấy một ánh sáng khác cũng không kém gì Mặt trăng”.
Nhiều người đã đặt ra câu hỏi: "Ánh sáng rực rỡ ngay phía bên phải Mặt trăng tối nay là gì?"
Nếu bạn sống ở Bắc bán cầu, hãy nhìn lên bầu trời phía tây và bạn sẽ thấy một nguồn ánh sáng rực rỡ ở bên phải của Mặt trăng. Ánh sáng rực rỡ đó không phải là một ngôi sao - mặc dù đôi khi nó được gọi là Ngôi sao buổi tối - mà là sao Kim. Sau Mặt trời và Mặt trăng, Sao Kim là vật thể sáng thứ ba trong bầu trời của chúng ta. Với một chút may mắn, sao Kim thậm chí có thể được nhìn thấy vào ban ngày. Hành tinh này sẽ phát sáng cho đến khoảng nửa đêm, sau đó nó sẽ biến mất.
Thực chất đây lại là sao Kim.
Sao Kim sẽ ở trên bầu trời của chúng ta cho đến cuối tháng Năm. Sao Kim đôi khi được gọi là Ngôi sao buổi tối vì nó xuất hiện thường gần với hoàng hôn vào thời điểm này trong năm. Nhưng hành tinh này cũng có thể xuất hiện vào buổi sáng, ngay sau khi Mặt trời mọc, vào những thời điểm khác. Khi điều này xảy ra, các nhà thiên văn học đã gọi nó là Sao mai. Một số người thậm chí đã nhầm chúng là hai ngôi sao riêng biệt. Sao Kim rất sáng trong tháng này vì độ che phủ của đám mây phản chiếu tới 70% ánh sáng Mặt trời. Hành tinh này cũng đang leo gần Trái đất hơn, khiến nó cực kỳ dễ phát hiện.
Nhà thiên văn học Gianluca Masi của Dự án Kính viễn vọng ảo ở Ý đã chụp một bức ảnh về hành tinh này. Anh đã chia sẻ với Express.co.uk: "Tối qua tôi có thể chiêm ngưỡng buổi trình diễn tuyệt vời này, có cả Pleiades và Aldebaran cùng tham gia với tôi".
Nhiều người cảm thấy thú vị với những thông tin tìm hiểu được: "Hôm qua tôi nghĩ rằng ánh sáng rực rỡ bên cạnh Mặt trăng là một ngôi sao cô đơn nhưng không, hôm nay tôi đã học được đó là sao Kim!" Nếu bạn có một chiếc kính thiên văn hoặc ống nhòm ở nhà, bạn có thể thấy hành tinh này cũng trải qua các chu kì của một ngày giống như Mặt trăng.