Bạn có đang bỏ qua loại thực phẩm tuyệt vời giúp chống ung thư và tiểu đường này không?

  •  
  • 3.591

Mướp đắng là loại trái cây mọc nhiều tại châu Á, châu Phi và vùng Caribe. Từ lâu, loại trái cây này đã được sử dụng như một phương pháp truyền thống cho căn bệnh tiểu đường và những bệnh thông thường khác.

Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư tuyến tụy của mướp đắng sau khi tiến hành thí nghiệm trên chuột tại trường đại học Colorado. Với kết quả thu được từ thí nghiệm trên động vật và trong phòng nghiên cứu, khả năng chống ung thư tuyến tụy và nhiều loại ung thư khác của mướp đắng được xem như rất tiềm năng ở mức độ lâm sàng.

Mướp đắng có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư.
Mướp đắng có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư.

Ung thư tuyến tụy là một trong những căn bệnh khó điều trị nhất do việc phát hiện thường muộn, ở giai đoạn cuối của căn bệnh ung thư. Những phương pháp truyền thống như hóa trị, xạ trị thường không mang tới những kết quả khả quan. Các nhà khoa học đang nỗ lực tìm ra những phương pháp mới cho căn bệnh này.

Những loại thực vật họ gai dầu, đặc biệt là cây cần sa có khả năng dẫn tới việc chết rụng các tế bào ung thư tuyến tụy trong các thí nghiệm ống nghiệm và ngăn chặn sự phát triển các khối u tuyến tụy với các thí nghiệm trên các mô sống. Sử dụng cây gai dầu là một trong những phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay khi kết quả khả quan thu được cả trong phòng thí nghiệm và trong thực tế.

Bằng chứng khoa học

Ung thư tuyến tụy

Nhiều các khối u ung thư có các thụ thể insuline giúp di chuyển đường glucose tới các tế bào ung thư để giúp chúng phát triển và phân chia. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng insuline thúc đẩy sự phát triển của các tế bào ung thư tuyến tụy tăng sinh phụ thuộc liều. Mướp đắng có khả năng điều tiết lượng insuline nên đây được coi là phương pháp điều trị ung thư tuyến tụy trong thời gian dài.

Giáo sư Rajesh Agarwal từ đại học Colorado cùng các đồng ngiệp đã nghiên cứu ảnh hưởng của mướp đắng trên 4 dòng ung thư tuyến tụy với các thí nghiệm trong ống nghiệm và trên chuột. Với nghiên cứu trên mô sống, những con chuột đã được tiêm những tế bào ung thư tuyến tụy và được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm. Một nhóm chuột được uống nước thông thường còn nhóm còn lại được nuôi với mướp đắng trong 6 tuần.

Mướp đắng ngăn cản sự phát triển của tế bào ung thư.
Mướp đắng ngăn cản sự phát triển của tế bào ung thư.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu khối u sau thời gian thử nghiệm. Kết quả đã chỉ ra rằng nước ép mướp đắng không chỉ cản trở sự phát triển của tế bào ung thư mà còn làm chúng chết rụng. So sánh với nhóm chuột sử dụng nước, sự phát triển khối u ở nhóm chuột ăn mướp đắng giảm hơn 60% và không có dấu hiệu nào của sự nhiễm độc hay các di chứng lên cơ thể, vấn đề thường xảy ra ở các phương pháp điều trị truyền thống.

Tiểu đường

Nhiều thí nghiệm lâm sàng đã được tiến hành để đánh giá hiệu quả của mướp đắng trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Tiểu đường được coi là dấu hiệu đầu cho căn bệnh ung thư tuyến tụy sau này nên các nhà khoa học tin rằng, phương pháp sử dụng mướp đắng chữa trị bệnh nhân ung thư tuyến tụy cũng có thể sử dụng với các bệnh nhân tiểu đường.

Vào năm 2011, sau 4 tuần nghiên cứu với nhiều thử nghiệm lâm sàng, nhóm tác giả đã có báo cáo đăng trên tập san Journal of Ethnopharmacology về tác dụng hạ đường huyết và kiểm soát lượng fructosamine của việc sử dụng 2000mg mướp đắng mỗi ngày. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mướp đằng có khả năng hạ đường huyết và giảm lượng fructosamine với các bệnh nhân mắc tiểu đường type 2. Tuy nhiên, tác dung hạ đường huyết của mướp đắng vẫn thấp hơn metformin 1000mg/ một ngày.

Một nghiên cứu khác công bố vào năm 2008 trên tạp chí Sinh Hóa quốc tế đã chỉ ra rằng các hợp chất trong mướp đắng giúp cải thiện khả năng kiểm soát glycemic, giúp các tế bào hấp thụ và tăng khả năng dung nạp glucose. Thí nghiệm được tiến hành trên chuột và đã cho ra đời những cải tiến đầy hứa hẹn trong việc điều trị bệnh tiểu đường và béo phì bằng mướp đắng.

Ngược lại, một nghiên cứu vào năm 2007 trên tạp chí Journal of Clinical Epidemiology đã không chỉ ra được tác dụng rõ rệt nhất của phương pháp điều trị tiểu đường bằng mướp đằng. 2 năm sau, trên tờ tap chí về dinh dưỡng của Anh, các nhà khoa học đã nhận định rằng nhiều các thử nghiệm lâm sàng cần được tiến hành để xác nhận vai trò của trái cây trong việc điều trị tiểu đường. Từ đó đến nay, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhằm khẳng định lại công dụng của mướp đắng đối với ung thư.

Kết luận

Các nhà khoa học trong những năm gần đây đã chỉ ra và củng cố công dụng của mướp đắng trong điều trị ung thư, tiểu đường và nhiều bệnh khác. Nhiều nghiên cứu chuyên sâu và các thử nghiệm lâm sàng nên được tiến hành để có cái nhìn chính xác hơn về công dụng của mướp đắng. Đây sẽ là một hướng đi mới chính xác cho công tác điều trị căn bệnh ung thư nếu được kiểm soát chặt chẽ.

Cập nhật: 26/03/2016 genK.vn
  • 3.591