Bạn đang trở nên "ngố dần đều" vì có những thói quen này

  •  
  • 5.938

Có những thói quen hàng ngày vẫn làm thực sự gây nguy hại cho não bộ của bạn.

Từ thập niên 30 của thế kỷ XX, chất lượng cuộc sống được cải thiện hơn, điều này cũng khiến chỉ số IQ của mọi người trên khắp thế giới tăng lên đáng kể.

Tuy nhiên 50 năm trở lại đây, chỉ số này lại đang có chiều hướng giảm đi. Phải chăng, cuộc sống tiện nghi chính là con dao hai lưỡi đối con người?

Theo các chuyên gia, có lẽ những thói quen cản đường cho sự phát triển trí tuệ dưới đây sẽ khiến bạn phải giật mình và đưa ra phương án để thay đổi phần nào bản thân.

1. Nuông chiều dạ dày với chất béo

Một nghiên cứu của ĐH Montreal (Canada) đã chỉ ra, tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa sẽ khiến cơ thể và não bộ trở nên trì trệ. Lý do là bởi chúng cản trở chức năng của dopamine - chất truyền dẫn thần kinh liên quan đến vận động.

Theo các nghiên cứu, chuột và một số loài động vật được thử nghiệm cho thấy hiệu quả kém trong tính linh hoạt nhận thức, thời gian phản ứng, khả năng ghi nhớ và trạng thái tinh thần khi ăn đồ chứa nhiều chất béo.

Chất béo bão hòa làm cho não bộ trở nên trì trệ.
Chất béo bão hòa làm cho não bộ trở nên trì trệ.

Ngoài ra, không phải ngẫu nhiên mà đồ ăn nhiều chất béo được gọi là đồ ăn thỏa mãn dạ dày. Cũng giống như chất gây nghiện, chúng ta càng ăn đồ béo thì càng thèm và "liều" chất béo có xu hướng tăng dần cho tới khi biến thành "thùng phuy di động" thì mới nhận ra không ai béo bằng mình...

2. Làm nhiều việc cùng lúc

Earl Miller, nhà thần kinh học tại Viện công nghệ Massachusetts (Mỹ) cho biết: "Não người không được thiết kế để hoạt động đa nhiệm".

Nếu chúng ta làm nhiều việc cùng một lúc thì não đang phải chuyển liên tục từ việc này sang việc khác. Việc này khiến cho năng lượng bị tiêu hao nhiều và nhanh hơn, đồng thời công việc không có hiệu quả cao.

Bù đầu vào công việc cũng khiến não bộ không thể hoàn thành mục đích đề ra.
Bù đầu vào công việc cũng khiến não bộ không thể hoàn thành mục đích đề ra.

Nhiều ý kiến lại quả quyết, với đàn ông, phụ nữ có bộ não có thể xử lý nhiều việc một lúc tốt hơn. Cũng có thể, nhưng thực chất, việc phải chuyển qua chuyển lại giữa nhiều công việc khiến cho não bộ căng thẳng, mệt mỏi. Đó là lý do tại sao phụ nữ luôn bị so sánh như "bà chằn" bởi tâm trí căng thẳng luôn khiến họ cáu bẳn, khó tính.

Ngăn cản trí sáng tạo của con người khi phải làm nhiều việc cùng lúc.
Ngăn cản trí sáng tạo của con người khi phải làm nhiều việc cùng lúc.

Bên cạnh đó, làm nhiều việc cùng lúc cũng ngăn cản suy nghĩ sáng tạo, thấu đáo của một người bởi sự gián đoạn khi liên tục chuyển từ việc này sang việc khác. Nguyên nhân là do khi đó não tiết ra những chất gây căng thẳng thần kinh như cortisol và andrenaline.

3. "Cái gì không biết thì hỏi Google"

Thời đại công nghệ phát triển đã đưa đến cho chúng ta một công cụ tìm kiếm được mệnh danh là "giáo sư biết tuốt": Google.

Tuy nhiên, hiện đại thì hại điện. Thay vì ghi nhớ địa chỉ, thông tin hay một công thức làm bánh, chúng ta tập luôn thói quen "hỏi" Google, và điều này vô tình khiến chúng ta vứt xó bộ máy lưu trữ thông tin tự nhiên của mình – não bộ.

Quá dựa dẫm vào Google khiến não bộ có thói quen ỷ lại, lười suy nghĩ.
Quá dựa dẫm vào Google khiến não bộ có thói quen ỷ lại, lười suy nghĩ.

Nghiên cứu của ĐH Columbia (Mỹ) chỉ ra rằng chúng ta có một cách ghi nhớ khác so với ngày xưa: nhớ vị trị lưu giữ thay vì nhớ thông tin.

Minh chứng rõ ràng nhất cho việc này là hiện nay chúng ta không ghi nhớ số điện thoại của bạn bè, người thân mà nhớ đã lưu tên từng người thế nào trong danh bạ để...tìm. Việc này khá tai hại khi gặp những trường hợp khẩn cấp phải gọi điện thoại mà chẳng nhớ nổi số nào hoặc cứ phải xin lại một loạt số mỗi khi mất điện thoại.

4. Cắm rễ xem phim/show cả ngày

Ai cũng biết xem phim quá lâu có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Nhưng ít ai biết rằng chính những bộ phim, những show truyền hình thực tế ấy cũng ảnh hưởng tới nhận thức của chúng ta.

Bởi trong quá trình xem, nội dung, chi tiết của chúng - những thứ bạn thường xem và nghĩ tới – sẽ ít nhiều chi phối suy nghĩhành động của bạn. Do đó, mỗi khi theo dõi một bộ phim, bạn thường cảm thấy nó "mắc kẹt" trong đầu mình và đôi khi bạn hành động giống nhân vật trong phim.

Cày phim cả ngày làm não bộ phải hoạt động quá tải.
Cày phim cả ngày làm não bộ phải hoạt động quá tải.

Không khó để có thể thấy được lý do tại sao những bộ phim có tính chất bạo lực hoặc kinh dị thường cấm trẻ em.

5. Du lịch nước ngoài thường xuyên

Du lịch để tăng trải nghiệm cũng tốt thôi, nhưng du lịch thường xuyên khiến đồng hồ sinh học của bạn luôn sai lệch thì lại là vấn đề khác.

Lệch múi giờ có thể chỉ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi trong vòng một ngày sau khi hạ cánh, nhưng tác hại của nó có thể kéo dài cả tuần. Nghiên cứu trên chuột hamster cho thấy việc thường xuyên bị rối loạn đồng hồ sinh học khiến số lượng neuron được sinh ra bị giảm đi một nửa ở khu vực xử lý bộ nhớ.

Du lịch nước ngoài thường xuyên sẽ dẫn đến rối loạn đồng hồ sinh học.
Du lịch nước ngoài thường xuyên sẽ dẫn đến rối loạn đồng hồ sinh học.

Đáng chú ý là những ảnh hưởng vẫn đáng kể sau một tháng kể từ lần cuối lịch sinh hoạt của chúng bị đảo lộn. Bên cạnh đó, khả năng tiếp thu của chuột cũng giảm đi.

Điều này có nghĩa là nếu bạn định chọn những việc thường xuyên làm vào khung giờ luôn thay đổi và "khác người" như tiếp viên hàng không, nhân viên trực y tế, nhân viên làm theo ca thì bạn nên cân nhắc kĩ những ảnh hưởng của giờ làm việc lên sức khỏe.

6. Nhai kẹo cao su

Trước đây chúng ta đều nghĩ nhai kẹo cao su là tốt bởi nó vừa giúp tập trung vừa giúp làm sạch răng.

Nhai kẹo cao su quá lâu ngăn cản các hoạt động ghi nhớ ngắn hạn.
Nhai kẹo cao su quá lâu ngăn cản các hoạt động ghi nhớ ngắn hạn.

Sợ quá! Nhai cái kẹo cho bớt sợ

Tuy nhiên, một thử nghiệm gần đây đã dội gáo nước lạnh lên những người thích nhai kẹo cao su. Thử nghiệm chỉ ra rằng hành động này chỉ có tác dụng lúc đầu. Còn sau khi kẹo cao su đã thành bã, việc nhai nó sẽ gây ra sự xao nhãng khi thực hiện những hoạt động ghi nhớ ngắn hạn.

Cập nhật: 21/03/2016 ttvn.vn
  • 5.938