Các khoa học gia thuộc ĐH Gothenburg cho biết rằng một số động vật và thực vật sản sinh vô tính “có thể bất tử”.
Họ nghiên cứu các loài như vậy để tìm ra cách chúng không bị lão hóa. Hóa chất telomerase có vẻ là “tác nhân chính”. Đây là một loại enzyme bảo vệ DNA. Hóa chất này hoạt động mạnh hơn ở những người sống thọ nhất, cho nên lợi ích của nó có thể tác dụng ở động vật.
Các động vật có thể bất tử với các điều kiện lý tưởng, như các sinh vật biển, loại san hô nào đó, Hydra, và Turritopsis nutricula (sứa bất tử), thường có telomerase hoạt động mạnh. Helen Nilsson Sköld, thuộc khoa sinh thái biển tại ĐH Gothenburg, và cộng sự Matthias Obst đang nghiên cứu các sinh vật biển và sao biển để tìm hiểu cách mà các sinh vật biển có vẻ không bị lão hóa.
Trong số các sinh vật biển loại A, sứa và sao biển có những gene gần giống với con người.
Sköld cho biết: “Các động vật tự vô tính hóa, một phần được di truyền cho thế hệ sau, đều có sức khỏe tốt. Điều này có ích cho việc nghiên cứu chúng để tìm hiểu cơ chế lão hóa ở con người”.
Bà nói thêm: “Nghiên cứu của tôi cho thấy rằng các sinh vật biển tự trẻ hóa bằng cách kích hoạt telomerase, phát triển các nhiễm sắc thể và bảo vệ DNA. Chúng cũng có khả năng đặc biệt là loại bỏ chất thải khỏi các tế bào”.
Sao biển cũng có hệ miễn nhiễm cách kỳ lạ ảnh hưởng chúng ta. Chẳng hạn, nếu đa số chúng mất một phần cơ thể thì nhiều loài có thể phát triển lẫn nhau. Việc tái sản sinh liên quan việc tách cơ thể của chúng, một phần giống như “phát triển một cây mới tách khỏi cây mẹ” vậy.
Theo quan điểm tiến hóa, sự sống bất tử có một trở ngại lớn. Nhờ sản sinh vô tính, các loài là một tổng thể biến đổi gene chậm. Nghĩa là chúng có thể dễ bị tổn thương do khí hậu thay đổi và sau đó không thể bất tử.
Do đó, các khoa học gia cố gắng nghiên cứu các loài như vậy, vì chúng có thể có “bí quyết” để trường thọ. Lỗi lớn của con người là gây ô nhiễm, xâm hại môi trường sống và các hoạt động làm mất cơ hội tìm hiểu về quá trình chống lão hóa.
Tác giả: Kha Đông Anh