Cách xử trí khi có sự cố phóng xạ

  •  
  • 3.038

Bạn làm gì nếu biết nơi mình ở có phóng xạ? Hoảng loạn, tung tin đồn không phải là giải pháp; mà phải bình tĩnh làm theo hướng dẫn của cơ quan chức năng. Để tránh nhiễm xạ trong, có thể đeo găng tay, khẩu trang...

>>> Uống gì để phòng nhiễm phóng xạ?

Dưới đây là những hướng dẫn xử trí cho người dân do Chính phủ Nhật đưa ra, được Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (Bộ KH&CN) dịch ra tiếng Việt.

Khi có sự cố hạt nhân (tức là có sự rò rỉ phóng xạ khỏi cơ sở hạt nhân), để bảo vệ cơ thể mình khỏi nhiễm xạ ngoài, bạn cần:

- Bảo vệ bằng khoảng cách (tránh càng xa nguồn phóng xạ càng tốt)
- Bảo vệ bằng thời gian (thời gian tiếp xúc phóng xạ càng ngắn càng tốt)
- Bảo vệ bằng che chắn (trú ẩn vào các tòa nhà bằng bê tông)

Để bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm xạ trong, bạn nên:

- Tránh việc hít phải chất phóng xạ (đeo mặt nạ, khẩu trang hoặc găng tay)
- Tránh việc hấp thụ các chất phóng xạ (không uống hoặc ăn nước và thức ăn nhiễm xạ)

Tùy thuộc vào số lượng, phóng xạ có thể gây hại cho sức khỏe con người. Trên hình là các nguồn phóng xạ tự nhiên mà con người nhận được mỗi năm. Trong các loại vật liệu thì chì có tác dụng ngăn cản tia phóng xạ tốt nhất.

Nếu được yêu cầu trú ẩn trong nhà, bạn cần chạy vào tòa nhà, công sở nơi gần nhất, và thực hiện các yêu cầu như trên hình để đảm bảo an toàn tối đa.

Nếu được yêu cầu sơ tán, bạn cần bình tĩnh cho việc này và làm theo các chỉ dẫn như hình vẽ trên. Hãy chắc chắn là bạn đã mang theo thiết bị cần thiết và những thứ quý giá như đài phát thanh, đèn pin, tiền mặt, sổ tiết kiệm, con dấu, quần áo để thay, khẩu trang, khăn tay, thức ăn đồ uống.

Nếu đã bị phơi nhiễm phóng xạ, bạn phải rửa và làm sạch nếu thấy cần thiết, đề nghị được kiểm tra mức độ phơi nhiễm. Các chuyên gia sẽ giúp bạn.

Theo VnExpress
  • 3.038