Hệ thống bảo mật ngay trên chip, đó là một công nghệ cho phép thu thập những thông tin cần thiết ngay tại lớp silicon để nhận diện và khóa những gói dữ liệu khả nghi.
Những chip được trang bị công nghệ mới này sẽ có thể thay thế gần như toàn bộ các ứng dụng bảo mật hiện tại.
Công nghệ mang tên Microsecurity (vi bảo mật) này hứa hẹn sẽ “giải thoát” người sử dụng khỏi những chương trình bảo mật hiện nay cũng như giảm mức tiêu thụ điện năng và mức độ tỏa nhiệt của hệ thống.
Dù công nghệ này cung cấp cho các ứng dụng mạng thông tin để nhận diện và khóa các dữ liệu đáng ngờ ngay từ lớp silicon nhưng chỉ có một số ít hãng sản xuất chip chú ý đến nó. Tất cả đều khẳng định chip loại này sẽ rẻ hơn, mát hơn và các ứng dụng bảo mật mạng sẽ không còn cần thiết. Các nhà sản xuất máy trạm, máy chủ, máy in và các thiết bị khác sẽ có thể tích hợp hệ thống bảo mật ngay trong sản phẩm.
Hãng sản xuất chip Mistletoe Technologies đang liên kết với một số hãng sản xuất linh kiện mạng để tích hợp các chip VPN (
Virtual Private Network - mạng riêng ảo) và tường lửa RDX vào thiết bị của mình.
Công ty bảo mật mạng BroadWeb đã có kế hoạch tích hợp phần mềm Zone Defender vào chip Mistletoe từ tháng 9 này. Công ty này đã bán các sản phẩm sử dụng công nghệ bảo mật trên chip nhưng việc hợp tác với Mistletoe hứa hẹn sẽ đem lại hiệu quả lớn hơn.
Một phần mềm tường lửa hoạt động dựa trên sức mạnh của chip xử lí Intel có tốc độ truyền giữ liệu Gbps (gigabit-per-second) có thể tiêu tốn khoảng 20.000 USD. Trong khi đó, tường lửa tích hợp trên chip của Mistletoe chỉ tốn khoảng 1.000 USD.
Mike Bennett, kĩ sư mạng của Berkeley Lab cho biết: “
Với tường lửa, mọi việc giống như mua một chiếc xe hơi. Nếu bạn bỏ ra ít tiền, bạn sẽ nhận được hiệu quả thấp”. Công nghệ của Mistletoe đã giúp họ giải quyết vấn đề.
John Pescatore, phó chủ tịch Gartner khẳng định: “
Mistletoe thật sự đã tạo ra tường lửa ngay trên chip xử lí, bắt nguồn từ ý tưởng giúp các công ty mạng bán tường lửa với giá rẻ hơn”.
ĐÔNG QUANG