Nhiều bảo bối Doraemon trong túi thần kỳ đã được công nghệ, khoa học biến thành sự thật.
Chú mèo máy Doraemon không chỉ là người bạn thân nhất của cậu bé hậu đậu Nobita mà còn là bạn thân của biết bao thế hệ trẻ em từ 8X, 9X cho đến cả 10X. Mèo Ú đáng yêu không chỉ tốt bụng, dễ thương mà còn có chiếc túi thần kỳ chứa đầy bảo bối vô tận.
Trong túi thần kỳ của Doraemon chứa cả tuổi thơ cả bao thế hệ
Những món bảo bối của Doraemon vào 20 năm trước đều là những món đồ viễn tưởng cảu tác giả Fujiko F. Fujio. Thế nhưng 20 năm sau, vào thời hiện đại, rất nhiều bảo bối trong số đó đã trở thành sự thật một cách tình cờ!
Vào thời Nobita, Suneo, Shizuka,... vẫn còn là học sinh lớp 3E thì chiếc xe ô tô có thể tự chạy, tự điều khiển chính mình chính là một phép màu. Thế nhưng bước sang năm 2022, khái niệm xe tự lái đã trở nên quá đỗi bình thường. Rất nhiều các hãng xe đình đám như Tesla, Mercedes, Nissan,... đều đã ra mắt công nghệ xe tự lái thông minh từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, tính an toàn và chính xác của chúng thì rõ ràng chưa thể đảm bảo 100% như bảo bối của chú mèo máy đến từ thế kỷ 22.
Là fan hâm mộ thứ thiệt của Doraemon thì chắc chắn thể quên được món bảo bối thú vị này. Nó từng xuất hiện trong vài tập truyện lẫn hoạt hình với nhiệm vụ là có thể xây dựng ngay lập tức dưới dạng 3D các đồ vật được vẽ trong hình mẫu.
Máy in 3D trong thế giới thực hiện nay phức tạp hơn một chút so với cỗ máy trong Doraemon. Để có thể in ra hình khối 3D, chúng ta vẫn phải nhập tất cả thông tin và chi tiết vào thiết bị chứ không chỉ đưa hình ảnh là được. Sản phẩm công nghệ này vẫn đang được phát triển và được kỳ vọng sẽ hoàn thiện hơn nữa trong tương lai.
Biết bao đứa trẻ trên thế giới từng trầm trồ với chiếc "dao rạch" của Doreamon có thể cắt lấy khung hình thành ngay bức ảnh. Vào thời bấy giờ, chiếc máy ảnh còn là một sản phẩm xa xỉ không phải ai cũng có thì đây rõ ràng là món bảo bối viển vông trong tâm trí người đọc mà thôi.
Thế nhưng giờ đây, chúng ta đều đã quen thuộc với chiếc máy ảnh Polaroid với khả năng chụp ảnh lấy liền. Bên cạnh đó, người ta cũng đã phát minh ra những máy in ảnh trực tiếp, có thể xuất ảnh từ điện thoại thông minh, máy ảnh luôn và ngay một cách dễ dàng.
Bảo bối này giống như "mì cốc trên cây". Bạn đổ nước nóng vào đất rồi đợi vài phút là sẽ có ngay một cây thông Noel mọc ra từ đó. Bảo bối này nghe thì có vẻ đi ngược lại quy luật phát triển tự nhiên của thực vật nhưng đã thực sự được phát minh ra ngoài đời.
Với loại cây mọc tức thì bản đời thật, chúng ta thậm chí còn không cần tưới nước nóng vào. Tất cả những gì bạn cần làm là dựng giá đỡ và kéo cây lên theo đúng nghĩa đen. Nhưng bù lại, nó không phải cây thật mà là đồ trang trí nhân tạo mà thôi.
Lửa trại dưới nước trong Doraemon đúng như tên gọi của nó là có thể cháy bình thường dưới nước. Nhờ thế mà mọi người có thể thoải mái khám phá, chơi đùa dưới đáy biển mà không sợ tăm tối.
Phiên bản đời thực của món bảo bối nghe rất vô lý này đã xuất hiện và có tên là Thermite (nhiệt nhôm). Đây là một chất được làm bằng hỗn hợp 50% bột nhôm và 50% rỉ sét. Bạn sẽ cần một dải magiê để thắp sáng nó. Một khi Thermite cháy, nó sẽ cháy mãi ngay cả khi ở dưới nước!
Ngày nay, chúng ta đã quen sử dụng Google Maps hay các ứng dụng tương tự mỗi ngày để di chuyển được đến đúng đích muốn đến. Thế nhưng cỡ 30 năm trước, khi họa sĩ Fujio F. Fujio sáng tạo ra bảo bối chỉ đường trong Doraemon, người đọc cảm thấy đây là một bảo bối phép màu và rất xa lạ, chỉ có thể có trong truyện mà thôi. Thế mới thấy công nghệ và khoa học đã phát triển nhanh chóng như thế nào!
ChatGPT của công ty OpenAI là một ứng dụng AI đang gây bão trên toàn thế giới trong thời gian gần đây nhờ việc có thể trả lời vô cùng lưu loát các câu hỏi mà người dùng đưa ra. Dù ở bất kể lĩnh vực nào, chỉ cần tốn một vài giây, thắc mắc của bạn cũng có thể được giải đáp ngay lập tức.
Thậm chí, ứng dụng Chatbot này thông minh đến mức, nhiều người tin rằng, trong tương lai không xa, nếu được phát triển đúng hướng, chatGPT có thể thay thế rất nhiều nhân sự, nhất là nhân sự truyền thông Marketing bởi nó có thể viết content, giúp lập kế hoạch truyền thông, hay các nhà tư vấn đưa ra những định hướng, lời khuyên cho doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực.
Một sản phẩm được cân nhắc là “bước ngoặt của công nghệ”. Thế nhưng, ít ai ngờ rằng, “bảo bối” này đã từng được “tiên đoán” trong Doraemon!
“Ghi lại đặc điểm”, “Phân tích nét vẽ và văn phong”, những yêu cầu của Nobita với chiếc máy hay thậm chí cả “miễn phí nhuận bút” nghe rất giống với những đặc điểm mà ChatGPT đang có đúng không?
Điện thoại truyền hình trong Doraemon là một bảo bối giúp người gọi điện không những nghe thấy giọng mà còn nhìn thấy mặt của đối phương.
Trước khi điện thoại thông minh ra đời, muốn vừa nói chuyện vừa có thể nhìn thấy nhau từ xa là một điều tưởng chừng như không thể. Thế nhưng, hiện nay, điều này không những đã trở thành hiện thực mà còn được phổ biến rộng rãi và gần như “không thể thiếu” trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Có thể nói, sự phát triển của khoa học và công nghệ hay những “bảo bối thần kỳ” này thật sự đã giúp chúng ta có một cuộc sống tiện lợi, phát triển và tốt hơn rất nhiều đúng không?
“Nếu cậu lười viết, thì cứ nói vào Micro này. Máy in sẽ tự động in lời nói ấy lên giấy!” Sao nghe quen quen! Đây chính là các trình chuyển từ lời nói ra văn bản, tính năng nhận diện giọng nói của Google hay Apple ngày nay chứ đâu!
Thậm chí, hình thức này còn phát triển theo hai chiều, cả chuyển từ lời nói sang văn bản và chuyển văn bản sang lời nói. Có thể đơn cử thấy như “chị” Google, các giọng nói trong các video “review phim” chúng ta hay thấy trên mạng xã hội.
“Mọi người đẩy view giúp em nào!” Thật bất ngờ? Trào lưu bán hàng trực tuyến trực tiếp siêu hiệu quả này cũng từng được “tiên đoán” trong Doraemon từ nhiều năm về trước. Công nhận là sức sáng tạo và óc tưởng tượng của tác giả bộ truyện huyền thoại này vô cùng phong phú nhỉ?
Trong truyện, mỗi lần muốn khám phá và thám thính các vùng đất mới, Nobita và Doraemon thường sử dụng một loại bảo bối tên là “Vệ tinh theo dõi”. Đây là loại máy không người lái có khả năng bao cao, xa và truyền phát lại hình ảnh cho người điều khiển. Thật giống với các loại flycam, drone mà chúng ta dùng trong thời hiện đại đúng không?
Cảm giác của bạn thế nào khi nhìn thấy mình trong gương đẹp hơn ngoài đời gấp n lần, không còn chút khuyết điểm nào? Đây có lẽ là mơ chăng, hay là do ảo giác quá lớn? Không hề, “chiếc gương nịnh hót” thần kỳ ấy chính là nhắc đến các app chụp ảnh, quay video với filter siêu ảo ngày nay thôi mà! Xịn hơn nữa, ngoài việc chỉ ngắm mình trong gương, hiện tại chúng ta còn có thể quay, chụp lại, lưu giữ và chia sẻ với mọi người.