Đau đầu về đêm có thể gây gián đoạn giấc ngủ và ảnh hưởng tới sinh hoạt của ngày hôm sau. Đau đầu về đêm là bệnh gì? Đau đầu về đêm có chữa được không?
Dưới đây là một số thông tin bạn cần biết liên quan tới đau đầu về đêm bao gồm nguyên nhân, cách đối phó và phòng ngừa hiệu quả cũng như triệu chứng cho thấy bạn cần thăm khám bác sĩ sớm.
Đau đầu vào ban đêm có thể do nhiều yếu tố gây ra, bao gồm căng thẳng, thiếu ngủ và tác dụng phụ của một số loại thuốc.
Hầu hết mọi người đều trải qua cơn đau đầu do căng thẳng vào một thời điểm nào đó. Mức độ đau liên quan đến chúng có thể từ nhẹ đến nặng.
Các chuyên gia không chắc chắn về nguyên nhân chính xác của cơn đau đầu do căng thẳng nhưng chúng thường được kích hoạt bởi stress, mệt mỏi và căng cơ. Những điều này có thể xuất hiện sau khi bạn kết thúc một ngày dài.
Đối với một số người, nghiến răng cũng gây ra cơn đau đầu do căng thẳng. Nếu cơn đau đủ nặng, nó có thể làm bạn thức giấc.
Căng thẳng quá mức có thể gây đau đầu về đêm. (Ảnh: Internet).
Các dấu hiệu khác của cơn đau đầu do căng thẳng bao gồm:
Đau đầu từng cơn là những cơn đau đầu dữ dội, khủng khiếp như bị "búa bổ", xảy ra theo cụm hoặc chu kỳ. Chúng có thể kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng, với các giai đoạn thuyên giảm xen kẽ. Mặc dù đau đầu từng cơn thường xảy ra vào ban ngày, chúng cũng có thể xuất hiện vào ban đêm (khoảng vài giờ trước khi đi ngủ).
Nguyên nhân chính xác của đau đầu từng cơn chưa được hiểu đầy đủ nhưng một số nguyên nhân gây ra như uống rượu và thay đổi chu kì giấc ngủ có thể góp phần vào sự xuất hiện của chúng. Các triệu chứng khác của đau đầu từng cơn bao gồm:
Đau nửa đầu là những cơn đau đầu dữ dội có thể đi kèm với các triệu chứng khác như buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh và rối loạn thị giác. Mặc dù đau nửa đầu có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, chúng có thể trở nên trầm trọng hơn vào ban đêm do thay đổi chu kì giấc ngủ.
Nếu bạn không chắc liệu các triệu chứng của mình có chỉ ra bạn đang bị đau nửa đầu hay chỉ là đau đầu thông thường, hãy tìm hiểu thêm về những điểm khác biệt giữa hai loại này.
Cơn đau nửa đầu thường được kích hoạt bởi những nguyên nhân cụ thể, bao gồm:
Đau nửa đầu có thể trầm trọng hơn vào ban đêm. (Ảnh: Internet).
Nếu bạn không chắc chắn điều gì kích hoạt cơn đau nửa đầu của mình, hãy thử ghi lại mỗi lần bạn trải qua một cơn đau. Lưu ý thời gian trong ngày, công việc bạn đang làm, điều kiện thời tiết và bất kỳ thông tin nào khác có thể giúp bạn xác định chính xác nguyên nhân. Hãy cố gắng quan sát và nhận biết những yếu tố kích hoạt này để có biện pháp đối phó thích hợp.
Hội chứng đau đầu trong giấc ngủ chỉ xảy ra vào ban đêm và có xu hướng xảy ra vào cùng một thời điểm. Cơn đau đầu dạng này rất hiếm gặp và thường bắt đầu sau tuổi 50 với mức độ đau có thể từ nhẹ tới nặng ở cả hai bên đầu. Các triệu chứng của hội chứng đau đầu trong giấc ngủ khác có thể kể đến như:
Giống như đau đầu từng cơn thì nguyên nhân gây ra đau đầu trong giấc ngủ vẫn chưa xác định được yếu tố kích hoạt nhưng chúng đã được liên kết với hạch vùng dưới đồi, một vùng não liên quan đến cảm nhận đau và chu kỳ ngủ - thức.
Một số tình trạng sức khỏe có thể góp phần gây ra cơn đau đầu về đêm như ngưng thở khi ngủ, nghiến răng, huyết áp cao, bệnh lý cột sống như thoái hóa đốt sống cổ, hội chứng ống cổ tay,... Việc điều trị những tình trạng này có thể giúp làm giảm đau đầu về đêm.
Trong một số trường hợp hiếm hoi đau đầu về đêm có thể cảnh báo dấu hiệu khối u não. Khối u não phát triển làm tăng áp lực nội sọ và gây ra các cơn đau đầu và mức độ đau trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.
Ngoài đau đầu thì khối u não có thể khiến người bệnh bị co giật, buồn nôn và nôn mửa, suy giảm thị lực và thay đổi khả năng giữ thăng bằng.
Trong khi một vài loại đau đầu có những đặc điểm đặc trưng để nhận biết và chẩn đoán thì hầu hết các cơn đau đầu cần sự tư vấn từ bác sĩ. Bác sĩ có thể hỏi bạn một số câu hỏi để chẩn đoán dễ dàng hơn, chẳng hạn như:
Làm cách nào để xác định loại đau đầu mà bạn gặp phải? (Ảnh: Internet).
Trong khoảng 2 tuần trước khi gặp bác sĩ, hãy ghi chép lại mọi cơn đau đầu bạn gặp phải theo các câu hỏi kể trên.
Tùy thuộc vào loại đau đầu mà bạn đang gặp phải là gì mà phương pháp điều trị đau đầu về đêm sẽ khác nhau. Nếu bạn không chắc về loại đau đầu của mình, hãy bắt đầu với một loại thuốc giảm đau không cần kê đơn (OTC) như ibuprofen hoặc acetaminophen.
Nếu những thuốc này không giúp cơn đau đầu về đêm giảm nhẹ, bạn có thể thử một loại thuốc giảm đau có chứa aspirin và caffeine.
Caffeine cũng là một trong những phương pháp điều trị phổ biến cho cơn đau đầu trong giấc ngủ. Nếu bạn có triệu chứng của cơn đau đầu trong giấc ngủ, hãy thử uống một viên bổ sung caffeine hoặc uống một tách cà phê trước khi đi ngủ. Đối với những người thực sự bị cơn đau đầu trong giấc ngủ, điều này thường không gây ra vấn đề về giấc ngủ (khó khăn để vào giấc).
Việc bổ sung melatonin vào buổi tối cũng có thể giúp giảm cơn đau đầu trong giấc ngủ và đau đầu từng cơn. Tuy nhiên, việc bổ sung melatonin hay bất kỳ thực phẩm chức năng hoặc chất bổ sung nào đều cần tới chỉ định của bác sĩ.
Nếu bạn nghĩ rằng có thể bạn đang gặp cơn đau đầu do căng thẳng, bạn cũng có thể thử thêm một số kỹ thuật giảm căng thẳng vào lịch trình hàng ngày của mình. Hãy cố gắng dành ít nhất 5 đến 10 phút khi bạn về nhà từ nơi làm việc để thực hiện một số bài tập kiểm soát hơi thở hoặc yoga, thiền,...
Phần lớn việc điều trị đau đầu liên quan đến việc thực hiện những thay đổi đáng kể trong lối sống của bạn đồng thời có chiến lược về cách quản lý tình trạng của bạn một cách thực tế. Điều này có thể liên quan đến: tập thể dục thường xuyên hơn (ngay cả việc đi dạo xung quanh cũng có thể giúp giảm stress và căng cơ có liên quan tới đau đầu; đảm bảo ăn uống lành mạnh và không bỏ bữa; ngủ đủ giấc và thức dậy - đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi ngày (vệ sinh giấc ngủ); tránh các chế độ ăn kiêng và các tác nhân gây ra đau đầu về đêm,...
Tùy vào loại đau đầu mà bạn gặp phải mà biện pháp điều trị cũng có sự khác biệt. (Ảnh: Internet).
Nếu các loại thuốc giảm đau không kê đơn và phương pháp thư giãn không giúp giảm nhẹ cơn đau đầu về đêm, bác sĩ của bạn có thể kê đơn thêm điều trị.
Có một số loại thuốc uống bạn có thể sử dụng, bao gồm:
Ngoài thuốc uống thì thuốc dạng tiêm cũng có thể đem lại tác dụng giảm cơn đau đầu về đêm, tùy từng tinh trạng mà thuốc tiêm cũng sẽ có sự khác biệt. Có thể kể đến: Botox, thuốc gây tê thân thần kinh, Octreotide, Triptans,... Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo rằng đó là phương pháp điều trị phù hợp và an toàn cho bạn.
Đối với đau đầu về đêm do đau đầu từng cơn, bác sĩ cũng có thể khuyến nghị sử dụng thuốc giảm đau gây tê dạng thuốc xịt mũi hoặc liệu pháp oxy.
Bằng cách thực hiện tốt vệ sinh giấc ngủ mà bạn có thể ngăn chặn hoặc giảm bớt mức độ nghiêm trọng của cơn đau đầu về đêm. Cụ thể:
Thức dậy và đi ngủ vào cùng một thời điểm trong ngày
Đau đầu về đêm thường không phải là một vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu bạn gặp cơn đau đầu dữ dội khác với bình thường, cơn đau đầu nặng hơn ngay cả khi áp dụng các biện pháp giảm đau kèm theo những dấu hiệu dưới đây thì bạn cần gặp bác sĩ sớm:
Tóm lại, cơn đau đầu về đêm có thể xuất phát từ nhiều rối loạn và vấn đề sức khỏe khác nhau. Tùy thuộc vào mỗi loại đau đầu mà triệu chứng đau đầu về đêm sẽ có sự khác biệt. Đau đầu do căng thẳng gây ra cảm giác đau nhức và áp lực ở cả hai bên đầu. Đau đầu nửa đầu nghiêm trọng hơn khi tập trung ở một bên với các cơn đau kèm theo các triệu chứng như buồn nôn và nôn mửa, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh và rối loạn thị giác. Đau đầu từng cơn xuất hiện dưới dạng nhóm các cơn đau đầu nghiêm trọng trong một khoảng thời gian ngắn (theo cơn). Cuối cùng, đau đầu trong khi ngủ là những cơn đau đầu chỉ xuất hiện khi bạn đang ngủ.
Các phương pháp điều trị cho đau đầu vào ban đêm tập trung vào việc quản lý triệu chứng, ngăn chặn các cơn đau và thực hiện các thay đổi lối sống tích cực. Các loại thuốc không kê đơn và kê đơn có sẵn để giảm đau khi cơn đau đầu xuất hiện. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo vệ sinh giấc ngủ đúng cách và lành mạnh, không bỏ bữa ăn và quản lý căng thẳng cũng có thể giúp ích.