Viêm họng hạt là gì? Đâu là nguyên nhân và triệu chứng gây bệnh? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu căn bệnh này qua bài viết dưới đây nhé.
Viêm họng hạt là tình trạng viêm nhiễm kéo dài và liên tục nhiều lần của niêm mạc vùng hầu họng và amidan, dẫn tới các mô lympho ở thành sau họng phình lên. Viêm họng hạt là bệnh hay gặp nhiều ở người lớn, tuy không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng tới sức khỏe và công việc, nhất là trong giao tiếp hàng ngày.
Các biểu hiện của viêm họng hạt.
Viêm họng hạt tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nhưng nếu để lâu:
Bệnh viêm họng hạt nói riêng và viêm họng nói chung xảy ra chủ yếu do virus, phần nhỏ là do vi khuẩn xâm nhập vào vùng họng. Tuy nhiên nguyên nhân virus dễ xâm nhập vì vùng họng dễ bị tổn thương do:
Với trường hợp bệnh nhân bị viêm họng thường, người bệnh hay có cảm giác đau họng, có thể kèm theo sốt. Người bệnh có thể tự điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ và khỏi trong thời gian ngắn.
Với trường hợp người bệnh viêm họng hạt, bên cạnh cảm giác đau thì người bệnh còn thấy ngứa rát và vướng ở cổ họng, triệu chứng sốt. Với viêm họng hạt, biện pháp điều trị chủ yếu nhất là đốt họng hạt, tuy nhiên chỉ ở mức độ tạm thời vì rất khó để loại bỏ hết các hạt chỉ trong 1 vài lần đốt.
Nên súc miệng thường xuyên để phòng tránh viêm họng hạt.
Lấy lá tía tô tươi rửa sạch rồi nghiền lấy nước uống hàng ngày. Mỗi ngày uống 5 lần.
Có thể sử dụng lá tía tô, rễ tía tô phơi khô trong bóng râm nấu cháo với gạo nếp rang, vỏ quýt để trị viêm họng. Khi ăn cháo có thể thêm hành và hạt tiêu để diệt vi khuẩn gây bệnh ở hầu họng.
Sử dụng 1/2 cốc nước nóng, cho thêm một ít muối rồi cho 1/2 thìa bột nghệ vào khuấy đều. Mỗi ngày uống 1 lần nước bột nghệ, uống liên tục trong 3 ngày cảm giác đau rát họng sẽ thuyên giảm.
Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, ép lấy nước, rồi cho 2 – 3 thìa mật ong vào, khuấy đều lên. Sau đó pha loãng hỗn hợp với nước đun sôi để nguội theo tỷ lệ 1:1. Dùng hỗn hợp súc họng hàng ngày, mỗi ngày 3 – 5 lần, 5 phút/lần.
Tỏi chứa kháng sinh rất mạnh allicin có tác dụng tiêu diệt virus, vi khuẩn. Bệnh nhân viêm họng hạt mãn tính khi thấy cổ họng ngứa rát có thể ngậm 1 tép tỏi sống trong khoảng 5 – 10 phút sẽ cắt được cơn và tránh bị nhiễm trùng.
Cách sử dụng tỏi làm thuốc trị viêm họng hạt khác là giã nát tỏi, cho vào xoong nhỏ; thêm nước và mật ong; đun sôi thành siro sánh mịn. Hàng ngày uống siro tỏi mật ong; trong thời gian ngắn bệnh viêm họng hạt mãn tính sẽ được đẩy lùi.