Mới đây, các nhà khảo cổ học Anh đã phát hiện ra bằng chứng mới về con đường buôn bán tạo tác bằng vàng thời tiền sử cách đây 4.500 năm, nằm giữa vùng Devon, Cornwall (Anh) và Ireland.
Di chỉ khảo cổ ở phía Tây Nam vương quốc Anh chính là nơi “cơn sốt vàng” xảy ra cách đây 4.500 năm. Qua việc nghiên cứu những đồ tạo tác quý giá nơi đây, các nhà khảo cổ học đã tìm ra bằng chứng về con đường buôn bán vàng thời cổ xưa, nằm giữa Devon, Cornwall (Anh) và Ireland.
Theo ước tính, có đến khoảng 200kg vàng trị giá hơn 5 triệu bảng Anh hiện nay đã được tìm thấy trong các lòng sông thuộc những khu vực này trong khoảng thời gian từ thế kỷ 22 đến thế kỷ 18 trước Công nguyên.
Các nhà khảo cổ học Anh đang nỗ lực giải mã bí ẩn cơn sốt vàng thời tiền sử
Các chuyên gia của Đại học Southampton và Bristol cho biết, một lượng lớn vàng từ Anh đã được xuất khẩu sang Ireland. Họ đã phân tích thành phần hóa học của một số đồ tạo tác bằng vàng đầu tiên xuất hiện ở Ireland, để minh chứng rằng chúng có nguồn gốc từ Cornwall (Anh) chứ không phải là vàng Ireland như các đánh giá trước đây.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật cắt đốt bằng laser phổ khối tiên tiến để lấy mẫu vàng từ 50 hiện vật đồ đồng thời tiền sử. Chúng bao gồm đồ trang trí giỏ, đĩa và dây chuyền từ các bộ sưu tập của Bảo tàng Quốc gia Ireland. Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học kết luận lượng vàng trong các mẫu vật có nguồn gốc từ Cornwall, chứ không phải là Ireland.
Nhờ công trình nghiên cứu của các nhà khảo cổ học, bí ẩn về con đường buôn bán tạo tác bằng vàng từ Anh sang Ireland đã được hé lộ
Tạp chí The Independent dẫn lời Tiến sĩ Standish cho biết: "Các bằng chứng cho thấy rõ ràng trong thời đại đồ đồng ở Cornwall và Tây Devon, thiếc không phải do khai thác hoàn toàn trực tiếp từ các con sông. Tuy nhiên, thiếc cũng được tìm thấy trong hỗn hợp cát, sỏi của các con sông và suối, hơn thế nữa người ta còn tìm thấy vàng tại nơi đây”. Theo nhà địa chất Simon Camm, người khai quặng ở thời kỳ đồng thiếccó thể thu được hơn 300 gram vàng ở khu vực này mỗi năm.
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy 270 đồ tạo tác thuộc thời kỳ đồng thiếc, chúng gồm các vòng cổ hình lưỡi liềm được đeo để thờ phượng mặt trời của những người đứng đầu tôn giáo địa phương, hay thậm chí chúng được đeo trên các thần tượng bằng gỗ. Rất ít đồ tạo tác được chế tạo từ nguyên bản nguyên liệu ban đầu, đa phần chúng được tạo ra từ các chất liệu được nấu chảy cùng vàng để tái sử dụng.