Bí ẩn lỗ đen và giả thiết mới về sự sinh ra vũ trụ

  •   52
  • 7.701

Thông thường, chúng ta vẫn tin rằng, vũ trụ được sinh ra từ khoảng 14 tỷ năm về trước do vụ nổ “Big Bang” nổi tiếng. Nhưng tại sao vụ nổ lại xảy ra và trước đó là gì? Hai nhà khoa học đến từ Trung tâm Không gian của Viện Vật Lý Astro (ASC FIAN), Vladimir Lukash và Vladimir Strokov tin rằng, câu trả lời có thể là một lỗ đen.

Bí ẩn và bất ngờ

Gần như không thể có được bất kỳ thông tin xác thực nào về lỗ đen, bởi vì năng lượng sức hút của nó rất lớn, thậm chí các hạt ánh sáng - photon – cũng không thể thoát ra khỏi được. Theo các nhà khoa học, có một vùng bên trong lỗ đen được gọi là dị điểm, nơi không có không gian cũng như thời gian, tỷ trọng có thể lên đến vô cùng.

Giả sử vũ trụ sinh ra từ dị điểm đó. Tức là, trước đó có một điểm nhất định không có bất kỳ thông số vật lý nào quen thuộc với chúng ta. Nhưng rồi có một vụ nổ, và vũ trụ bắt đầu được tính từ đó. Vậy thì, nếu ban đầu không có gì, thì vụ nổ bắt nguồn từ đâu?

Trong hố đen ẩn chứa nhiều điều bí ẩn.
Trong hố đen ẩn chứa nhiều điều bí ẩn.

Tiến sĩ Khoa học vật lý và toán học Vladimir Lukash, Trưởng môn lý thuyết vật lý học thiên thể ASC FIAN, và đồng nghiệp của ông Vladimir Strokov quyết định mô phỏng tình huống để có thể quan sát khu vực dị điểm và xem những gì sẽ xảy ra ở đó.

Tiến sĩ Lukash nói: "Tất nhiên, như trước đó, không thể ngay lập tức vào trong đối tượng thiên văn này. Nhưng chúng tôi đã theo dõi được quá trình đi của các photon qua các khu vực dị điểm này, nơi không áp dụng lý thuyết cổ điển của thuyết tương đối, mà trên mô hình toán học".

“Điều gì đã xảy ra? Hóa ra những vật chất vào được bên trong lỗ đen từ khu vực của chúng tôi đã chuyển thành một lượng năng lượng khổng lồ của lực hấp dẫn, tạo ra một vũ trụ mới ở phía bên kia của lỗ”. Ông Vladimir Lukash nói: "Hiệu ứng tạo ra hạt trong các trường lực khác nhau, bao gồm cả trọng lực, được gọi là vật lý".

"Khi một ngôi sao bị hút vào lỗ đen, đã sinh ra một trường lực hấp dẫn rất mạnh và là nguyên nhân sản sinh ra các phân tử. Và sau đó, kể từ khi nở ra, quá trình vẫn tiếp tục và hút các nhiên liệu để biến nó thành một lượng lớn”.

Có thể sẽ được gặp người ngoài hành tinh trong lỗ đen

Phát hiện này giúp làm sáng tỏ nguồn gốc của vũ trụ của chúng ta. Nó chỉ ra rằng, vũ trụ là kết quả của một hình thể nhất định liên quan đến lực hút đã xảy ra từ hàng tỷ năm trước đây, chỉ là một bong bóng được “thổi lên” từ một lỗ đen. Đồng tác giả nghiên cứu, Vladimir Strokov đã đưa ra lời giải thích đơn giản hóa: "Như vậy, chúng ta đang ở phía bên kia của lỗ đen. Một số vũ trụ khác, không biết đến chúng ta”.

Lý thuyết Big Bang không bị loại bỏ, nhưng nguyên nhân sinh ra nó khác với quan điểm trước đây: nó không sinh ra từ một cú bùng nổ lớn của một dị điểm vô cùng đặc, vô cùng nóng, áp suất cực lớn, mà là kết quả lực tác động của các trường lực hấp dẫn mạnh mẽ, phát ra các phân tử từ mặt lỗ đen ở "phía chúng ta". Hơn nữa, theo ông Vladimir Strokov, vũ trụ mới hình thành bắt đầu mở rộng theo các nguyên tắc vũ trụ.

Như vậy, không thể đưa ra lời giải thích nào xác đáng hơn giả thuyết cho rằng, lỗ đen có thể là một điểm chuyển tiếp trong vũ trụ song song. Tất nhiên, chúng ta không thể tiếp cận bất kỳ điểm nào của lỗ đen để kiểm tra điều này. Tuy nhiên, những giả định này có thể được cho là khá quan trong khuôn khổ của lý thuyết khoa học.

Gần đây, một thành viên khác của Viện Nghiên cứu hạt nhân Vyacheslav Dokuchaev tại Moscow đưa ra một giả thuyết thực sự giật gân rằng, các lỗ đen siêu lớn có thể chứa không chỉ các hạt vi mô photon và proton - mà toàn bộ các hành tinh có thể xoay quanh một lỗ xung quanh dị điểm trung tâm trên một quỹ đạo ổn định trong lỗ đen. Đồng thời các hành tinh đó về nguyên tắc có thể có các phản ứng phức tạp giữa các hóa chất và do đó, có khả năng tồn tại sự sống như chúng ta.

Vì vậy, chúng ta có thể sẽ được gặp người ngoài hành tinh trong lỗ đen và ở “phía bên kia của nó”. Chúng ta không thể tìm ra họ cho dù họ sống ở đó bởi vì chúng ta không thể vào được bên trong lỗ đen, và mô hình máy tính được xây dựng bằng vật lý thiên văn vẫn chưa đủ hiện đại để cho chúng ta biết thêm chi tiết về cuộc sống của "thế giới khác".

Cập nhật: 11/10/2017 Theo Tiền Phong
  • 52
  • 7.701