Theo các truyền thuyết Thiên Chúa giáo, đây là chiếc khăn mà một người phụ nữ có tên Veronica dùng để lau máu và mồ hôi của Chúa Jesus khi ông thương tích đầy người vác thập giá tới Calvary.
Theo Ancient Origins, khuôn mặt của ông được cho là đã in lên chiếc khăn, làm cho nó có khả năng chữa bệnh. Một số người nhất định muốn chạm tay vào nó vì có nhiều người tuyên bố xác nhận khả năng chữa bệnh của chiếc khăn, hay muốn sở hữu một bản sao.
Veronica và chiếc khăn là một trong những nhân tố quan trọng của các chặng "Đường Thánh Giá", kể về chuyến đi này của Jesus. Câu chuyện về bà và chiếc khăn được miêu tả trong chặng thứ 6 trong tổng số 14 chặng của Đường Thánh Giá, với tựa đề "Veronica lau mặt Chúa Jesus".
Veronica lau khuôn mặt Chúa Jesus, nhà thờ Saint Pfettisheim Symphorian, Bas-Rhin, Pháp. (Ảnh: Public Domain).
Theo Wikipedia, Đàng Thánh Giá là loạt gồm mười bốn bức ảnh nghệ thuật, thường là điêu khắc, mô tả diễn tiến cuộc khổ nạn của Chúa Jesus, từ khi ông bị kết án đến việc vác cây thập tự giá đến chỗ bị đóng đinh và cuối cùng là an táng trong hầm mộ. 14 chặng được coi là các sự kiện nổi bật nhất của cuộc hành trình này.
Mặc dù sự việc cụ thể về chiếc khăn không được đề cập đến trong Kinh Thánh, nhưng nó được so sánh với trong Truyện về Pilate (một phiên bản khác có tên là "Phúc Âm của Nicodemus") nói về một người phụ nữ được nhắc đến trong sách Phúc âm của Kinh Tân Ước là đã chạm tay vào áo choàng Chúa Jesus và được chữa lành căn bệnh chảy máu ngay lập tức.
Truyện về Pilate được nhiều nơi tin là những bản ghi chép của Pontinus Pilate (thủ lĩnh La Mã vùng Judea được cho là chịu trách nhiệm về sự kiện đóng đinh Chúa Jesus) trong thời gian làm thủ lĩnh. Tuy nhiên, giới học giả cho rằng những ghi chép này có văn phong và cấu trúc không đồng nhất một cách kỳ lạ, như thể là nó do nhiều người viết chứ không phải một. Những dấu hiệu như vậy đã làm dấy lên một số câu hỏi về tính xác thực của các tài liệu này.
Một số người cũng tò mò về cái tên Veronica. Trong tiếng Latin, từ "Vera" có nghĩa là "rõ ràng hay thật", và từ "Icona" (tiếng Hy Lạp là "Eikon"), có nghĩa là "hình ảnh", ghép lại tạo thành từ Veronica – hình ảnh thật sự.
14 tác phẩm miêu tả Đường Thánh Giá. (Ảnh: Public Domain).
Tuy nhiên, tên Veronica được quy cho cả người phụ nữ lau khuôn mặt chúa Jesus và cả người phụ nữ được chữa lành bệnh khi chạm vào áo choàng Chúa Jesus được đề cập đến trong phúc âm (còn được gọi là "Bernice" hay "Berenice", nghĩa là "chiến thắng khổ hạnh", trong tiếng Hy Lạp), như thể họ là cùng một người.
Truyện về Pilate được cho là lần đầu tiên sử dụng cái tên này ở Chương VII: "Và một người phụ nữ có tên là Bernice (Veronica trong tiếng Latin) đang khóc từ đằng xa, nói: "Tôi có bệnh về máu và được chạm vào vạt áo ngài, rồi chứng chảy máu trong mười hai năm đã được chữa khỏi"". Một số người cho rằng vào thời gian đó có thể có hai câu chuyện đề cập đến cùng một người phụ nữ, không nói đến tên hay chuyện về lau khuôn mặt Chúa trong Phúc âm.
Tuy nhiên, vào năm 680 trước Công Nguyên, sự liên kết rõ ràng lần đầu được đề cập đến trong tác phẩm Sự trả thù của Đấng Cứu Thế, còn được biết đến với cái tên Phương thuốc của Hoàng đế Tiberius, trong đó Veronica được nhắc đến như người phụ nữ đã trải qua hai sự kiện, được Chúa chữa lành, và sau đó lau khuôn mặt chúa Jesus. Mối liên kết này, cùng với sự xác nhận việc Hoàng đế Tiberius được chữa lành bệnh phong bằng chiếc khăn (và nhiều người khác có mặt cùng ông ta mắc những chứng bệnh và rối loạn khác nhau), được đề cập trong một số đoạn của tác phẩm này.
Cuộc thảo luận gần đây nhất về bản sao chiếc khăn ở miền núi Manoppello, bang Tennessee bắt đầu sau khi tên trộm tên là Kelly Ghormley lấy nó từ một ngôi nhà di động của một người đàn ông được gọi là "Frosty".
Thánh Veronica, Mattia Preti vẽ. (Ảnh: Public Domain).
Hắn đã lấy cắp chiếc khăn này từ ngôi nhà 73 tuổi của ông Frosty, rồi bán cho Giáo hội Công nhân St. Joseph. Nhà thờ đã thông báo cho cơ quan chức năng sau khi đánh giá tính xác thực của tấm vải, tiếp theo họ phỏng vấn Frosty. Ông nói rằng nó đã ở trong tủ nhà ông mười bảy năm và ông hề không biết nguồn gốc của nó. Bức vẽ trên chiếc khăn này, được nhà thờ xem là một trong những bức hiếm hoi được vẽ lại từ chiếc khăn gốc, và được cho là do Đức Giáo Hoàng Leo XIII ban phước.
Chiếc khăn đã được Đức Giáo hoàng Benedict XVI đích thân xem xét vào năm 2006, nó có một số đặc điểm đáng chú ý. Nó được nhiều người tin là bị đánh cắp từ Vương Cung Thánh Đường Vatican năm 1608.
Hình ảnh trên xuất hiện ở cả hai mặt tấm vải, một đặc điểm không thể tạo ra được bằng bất kỳ phương tiện cổ xưa nào tại thời điểm đó. Theo Paul Badde - sử gia kiêm biên tập viên báo Welt của Đức, hình ảnh trên tấm vải không phải là được vẽ lên, bởi đây là một loại sợi hiếm gặp "byssus", không ai có thể vẽ lên nó. Badde khẳng định bản sao này chính là chiếc khăn của Veronica. Do đó, đây là khuôn mặt thật của Chúa Jesus.
Giáo sư Donato Vittore thuộc Đại học Bari, Italy đã kiểm tra tấm vải bản sao bằng cách sử dụng tia cực tím và tìm thấy hình ảnh những đốm sáng của một chất màu nâu đỏ không phải là sơn, và nó được tạo ra từ một chất không thể xác định, một số người suy đoán đó có thể là máu của Chúa Jesus.
Những người khác so sánh chiếc khăn với tấm vải liệm thành Turin nổi tiếng, vật mà hàng triệu tín đồ tin là nó được dùng để bọc thân thể Chúa Jesus, cho thấy hai hình ảnh khuôn mặt trên chiếc khăn và tấm vải liệm có những điểm tương đồng về hình dạng khuôn mặt, mái tóc dài, các đặc điểm nhận dạng khác về bộ râu và trán.
Điều hấp dẫn nhất của chiếc khăn tại Manoppello là hình ảnh này trở nên vô hình khi người xem nhìn nó ở một góc độ nhất định, đặc điểm được xem là hiếm trong lịch sử, là phép màu thời cổ đại.
Chiếc khăn Veronica ở Manoppello. (Ảnh: Public Domain).
"Có vài hiện vật như vậy trong lịch sử. Đây không phải là một bức tranh. Chúng tôi không biết chất nào đã tạo nên hình ảnh này, nhưng đó là màu của máu", Heinrich Pfeiffer, giáo sư người Đức của Trường Lịch sử Nghệ thuật Thiên chúa nói.
Trong đợt thẩm định năm 2006, Giáo Hoàng XVI không đưa ra bất kỳ tuyên bố cũng như quan điểm nào về tính xác thực của nó. Thay vào đó, ông đề cập đến nó như một biểu tượng và cho rằng công cuộc tìm kiếm của tất cả tín đồ Thiên Chúa giáo cần liên kết với vị cứu tinh của họ, Chúa Jesus.
"Tìm kiếm gương mặt của Chúa Jesus phải là mong muốn của tất cả tín đồ Thiên Chúa giáo", Giáo hoàng nói.