Tìm thấy bằng chứng về địa điểm diễn ra màn trục quỷ của Chúa

  •   4,45
  • 5.670

Cuốn Phúc âm Marco có một nội dung mô tả Chúa Jesus giải phóng một người đàn ông bị quỷ ám, bằng cách trục các con quỷ ra khỏi người này và đẩy chúng vào những con lợn. Sự kiện được gọi là Phép màu trên những con lợn. Nay, người ta đã tìm thấy một phiến đá cổ nằm ở phế tích Kursi của Israel và nó có thể giúp chứng minh rằng đây là nơi xảy ra màn trục quỷ kể trên.

Các chữ Hebrew cổ khắc trên phiến đá có niên đại cách nay 1.600 năm.
Các chữ Hebrew cổ khắc trên phiến đá có niên đại cách nay 1.600 năm. (Ảnh: Daily Mail).

Các nhà khoa học cho biết, phiến đá có niên đại cách nay 1.600 năm, được khắc nhiều ký tự Hebrew cổ. Rất tiếc là phiến đá có kích thước 140cm x 70cm đã bị vỡ. Hiện, các chuyên gia mới chỉ xác định được hai nữ "amen" "marmaria" được khắc trên nó. Riêng từ marmaria có thể mang ý nghĩa "phiến đá" hoặc Mary.

Nhiều nhà nghiên cứu tại Đại học Haifa, Israel, hiện đang phối hợp cùng Cơ quan quản lý cổ vật, tự nhiên và công viên Israel để giải nghĩa các ký tự còn lại trên phiến đá. Sự phức tạp nằm ở chỗ các ký tự Hebrew cổ này được dùng để ghi lại một thông điệp viết bằng ngôn ngữ Aram.

Theo Kinh Thánh, Vùng đất Gederenes là nơi diễn ra Phép màu trên những con lợn.
Theo Kinh Thánh, Vùng đất Gederenes là nơi diễn ra Phép màu trên những con lợn. (Ảnh: Daily Mail).

Cho dù nội dung phiến đá là gì, các nhà nghiên cứu nói rằng đây là lần đầu tiên họ có bằng chứng chắc chắn về việc phế tích Kursi từng có người Do Thái sinh sống. "Việc thu được bằng chứng về một khu định cư Do Thái cổ ở bờ phía Đông Biển Galilee là hiện tượng rất hiếm gặp" - Tiến sĩ Haim Cohen thuộc nhóm nghiên cứu nhận xét - "Cho tới trước đó, chúng ta chưa nắm được bất kỳ bằng chứng nào cho thấy sự tồn tại của một khu định cư như vậy".

Người ta chỉ biết khu vực phía Đông Biển Galilee có một khu định cư cổ (Kursi) vào những năm 1960. Sau đó, khi khai quật nơi này, các nhà khảo cổ bắt đầu phát hiện nhiều hiện vật quan trọng như các khối đá có khả năng thuộc về một công trình công cộng, bên cạnh một con đập chắn sóng nay đã nằm dưới biển.

Các nhà nghiên cứu, gồm Tiến sĩ Haim Cohen (trái) và Giáo sư Michal Artzyare sẽ tìm cách giải nghĩa nốt các chữ còn lại trên phiến đá.
Các nhà nghiên cứu, gồm Tiến sĩ Haim Cohen (trái) và Giáo sư Michal Artzyare sẽ tìm cách giải nghĩa nốt các chữ còn lại trên phiến đá. (Ảnh: Daily Mail).

Sự tồn tại của khu định cư cổ ở phía Đông Biển Galilee đã được biết tới từ lâu.
Sự tồn tại của khu định cư cổ ở phía Đông Biển Galilee đã được biết tới từ lâu. Nhưng phải tới khi phát hiện phiến đá, người ta mới có bằng chứng đây là khu định cư của người Do Thái. (Ảnh: Daily Mail).

Với các bằng chứng như khu định cư cổ này có bến cảng duy nhất trong khu vực và phiến đá khắc chữ Hebrew cổ kể trên, giới nghiên cứu tin chắc rằng đây chính là vùng đất Gederenes được nhắc tới trong Kinh Tân Ước. Chúa Jesus được cho là đã tới nơi này sau khi băng qua Biển Galilee rồi làm phép lạ tại đây.

Trước khi tìm thấy phiến đá kể trên, năm 1970, khi tiến hành khai quật ở Kursi, các nhà khảo cổ cũng đã tìm thấy di tích của một nhà thờ Thiên Chúa giáo cùng một tu viện. Các công trình này được xây dựng để đánh dấu nơi diễn ra Phép màu trên những con lợn.

Đây không phải là lần đầu tiên Kursi được liên hệ với Vùng đất Gederenes trong Kinh Thánh
Đây không phải là lần đầu tiên Kursi được liên hệ với Vùng đất Gederenes trong Kinh Thánh. (Ảnh: Daily Mail).

Tu viện được tìm thấy khi đó được cho là tu viện lớn nhất dưới thời Byzantine. Nó được xây dựng trong thế kỷ thứ 1 sau Công nguyên và bị quân đội Ba Tư xâm lăng phá hủy vào năm 614. Tu viện được tái xây dựng lại sau đó, trước khi bị hủy diệt thêm một lần nữa. Các dấu tích còn sót lại tới nay cho thấy nó từng đóng vai trò rất quan trọng, gần như là điểm hành hương của các tín đồ Công giáo.

Được biết, gần phế tích Kursi là các hang động và một ngọn núi nằm gần với biển, rất giống với một khung cảnh được tả lại trong Kinh Thánh. Điều này càng củng cố thêm đánh giá rằng Kursi là nơi diễn ra phép lạ của Chúa.

Theo vntinnhanh
  • 4,45
  • 5.670