Bí ẩn về những con quái vật 5 chân

  •   38
  • 15.314

Tỷ lệ biến dạng cao một cách kì lạ của loài kỳ nhông, ếch và những loài lưỡng cư khác đã làm các nhà khoa học lung túng trong những năm gần đây. Những nguyên nhân hợp lí có thể bắt nguồn từ giao phối cận huyết, ký sinh vật hay ô nhiếm đã thấm vào da các loài động vật.

Những biến dạng khó giải thích này làm hình thành những con kỳ nhông 5 chân, những con ếch thừa chi và những loài lưỡng cư khác được sinh ra với những đặc điểm kì lạ khiến chúng không thể sinh sản. Một nghiên cứu thực hiện năm 2007 đã chỉ ra rằng trong ít nhất một vài trường hợp, hiện tượng biến dạng của lưỡng cư có liên quan tới số lượng ngày càng tăng lên của hiện tượng nhiễm trùng do những loài sinh vật kí sinh rất nhỏ phát triển mạnh trên những đầm lầy giàu dinh dưỡng thuôc những nông trại miền bắc nước Mỹ gây ra.

Hiện nay, một nghiên cứu về những con kì nhông hổ đưa ra kết luận rằng giao phối cận huyết không phải là nguyên nhân trong trường hợp này, ngoài ra nghiên cứu còn chỉ ra rằng những hoạt động của con người là nguyên nhân của hiện tượng biến dạng toàn diện của các loài động vật lưỡng cư.

Những nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 2000 con kỳ nhông non và trưởng thành rồi phát hiện ra rằng 8% trong số này có hiện tượng biến dạng, chủ yếu bao gồm bớt, thêm hoặc chi tiêu biến (ngón chi trước hoặc chi sau). Theo phó giáo sư Rod Williams - khoa Tài nguyên môi trường của trường đại học Purdue - tỷ lệ đó tương tự như ở nhiều loài ếch.

Nghiên cứu do trường đại học Purdue mới đây phát hiện biến dạng trong 160 con kì nhông hổ trên tổng số 2000 con được thí nghiệm, giống như bức ảnh con kì nhông 5 chi phía trên chụp vào tháng 4 năm 2004. Nhà nghiên cứu Rod Williams thuộc đại học Purdue đã bác bỏ nguyên nhân giao phối cận huyết có liên quan đến tỷ lệ biến dạng cao ở rất nhiều loài động vật. (Ảnh: Khoa Tài nguyên môi trường, Đại học Purdue)

Cũng giống như nhiều loài động vật lưỡng cư khác, loài kỳ nhông hổ luôn trở về tìm bạn giao phối ở một ao duy nhất trong cả đời chúng. Williams và Andrew DeWoody, nguyên tiến sĩ cố vấn, tác giả chính của nghiên cứu, đã đưa ra giả thuyết rằng sự tan rã của môi trường sống hoặc những nhân tố khác có thể đã gia tăng khả năng những con kì nhông có cùng huyết thống sẽ trở về đúng chỗ cũ và gặp lại đúng những bạn giao phối trước đó, cũng có nghĩa là sẽ có càng nhiều cặp giao phối cận huyết và có thể sẽ có nhiều biến dạng mới.

Nhưng nghiên cứu của họ đã chỉ ra rằng nền tảng di truyền của các loài động vật không liên quan gì đến tỷ lệ biến dạng; những con kì nhông bị biến dạng không còn được giao phối cận huyết như những cá thể bình thường khác. DeWood khẳng định mật độ của chúng được chứng minh là khá đa dạng; trong thực tế, mức độ biến đổi gen xấp xỉ gấp hai lần so với các loài động vật trên cạn.

Williams phát biểu: “Đây quả thực là 1 nghiên cứu đầu tiên kiểm chứng và bác bỏ giả thiết rằng giao phối cận huyết là nguyên nhân dẫn đễn dị tật của loài kì nhông". Kết quả này đã được công bố trên tờ Biology Letters.

Tỷ lệ dị tật cao ở loài lưỡng cư là mối quan tâm của các nhà khoa học bởi chúng đe dọa sự sống của những loài động vật quan trọng. Và bởi sự giảm sút số lượng một cách đáng báo động và đang gia tăng của loài ếch gắn với sự nóng lên của khí hậu, tình trạng tuyệt vọng của các loài lưỡng cư đưa ra lời cảnh báo về tình trạng chung của điều kiện tự nhiên. “Những loài lưỡng cư là những loài dự báo tốt nhất cho cả hai loài trên cạn và dưới nước”, William nói.
Bí ẩn này cho đến giờ vẫn chưa được giải đáp.

Chúng tôi đã tính đến giao phối cận huyết như một khả năng, một bước tiến quan trọng, nhưng vẫn còn rất nhiều công việc còn phải làm”, DeWoody cho biết.

G2V Star (Theo LiveScience)
  • 38
  • 15.314