Biến mèo thành điện thoại, sự thật khó tin nhưng có thật trong lịch sử

  •  
  • 1.594

Năm 1929, hai nhà nghiên cứu tại Đại học Princeton, Mỹ đã tiến hành thực nghiệm biến đổi mèo thành điện thoại gây sửng sốt.

Giáo sư Ernest Glen Wever và trợ lý nghiên cứu Charles William Bray bắt tay thực hiện thí nghiệm có một không hai vào mùa xuân năm 1929.

Giáo sư Ernest Glen Wever và trợ lý nghiên cứu Charles William Bray.
Giáo sư Ernest Glen Wever và trợ lý nghiên cứu Charles William Bray.

Hành trang hai nhà nghiên cứu có trong tay chỉ là một con mèo và sự tò mò sáng tạo muốn truyền sóng tín hiệu xuyên qua một con vật. Sau đó, hai người bắt đầu tạo ra chiếc điện thoại mèo đầu tiên và duy nhất trên thế giới.

Ernest Glen Wever từng chia sẻ mục đích cuộc thí nghiệm để kiểm tra xem dây thần kinh thính giác cảm nhận âm thanh như thế nào. Rồi họ biến đổi một con mèo sống thành thiết bị giao tiếp của con người.

Hai nhà nghiên cứu đã tiêm thuốc gây mê cho con mèo rồi tiếp cận dây thần kinh thính giác của nó. Họ gắn một đầu dây "điện thoại" vào dây thần kinh thính giác mèo và đầu bên kia là hệ thống máy thu ở trong phòng cách âm.

Khi Bray nói vào tai của con mèo, Wever sẽ nghe thấy từ đầu bên kia trong phòng kín cách đó khoảng hơn 15 mét. Kết quả cho thấy Wever hoàn toàn nghe rõ những gì người đồng nghiệp nói với chất lượng âm thanh có độ chính xác cao. Và họ đã thành công ở bước đầu khi tạo ra điện thoại mèo.

Âm thanh khi truyền qua tai mèo trở nên to hơn, cường độ âm thanh trong thiết bị thu trở nên cao hơn
Âm thanh khi truyền qua tai mèo trở nên to hơn, cường độ âm thanh trong thiết bị thu trở nên cao hơn.

Theo tờ History, bộ đôi đã cố gắng xác định xem phản ứng của dây thần kinh thính giác có tương quan với cường độ của sự kích thích hay không. Âm thanh khi truyền qua tai mèo trở nên to hơn, cường độ âm thanh trong thiết bị thu trở nên cao hơn. Điều này khẳng định tần số của dây thần kinh thính giác tương quan với tần số của âm thanh.

Tuy nhiên, sau đó con mèo đã chết vì sóng xung kích và hoạt động nghiên cứu đã bị ngừng lại. Tất nhiên, thí nghiệm xảy ra rất lâu trước khi hiệp hội bảo vệ động vật thế giới ra đời.

Nghiên cứu của Ernest Glen Wever và đồng nghiệp được công nhận là tạo tiền đề cho sự phát triển của cấy ốc tai điện tử hiện đại sau này.

Cập nhật: 11/06/2020 Theo infonet
  • 1.594