Các cơn bão được đặt tên như thế nào?

Vì sao phải đặt tên cho các cơn bão?
  •  
  • 11.126

Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (World Meteorological Organization - WMO), các cơn bão nhiệt đới được đặt tên theo quy tắc ở từng khu vực.

Từ năm 1950, các cơn bão ở Đại Tây Dương và nam bán cầu (Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương) được đặt tên nhưng không theo quy tắc cụ thể. Đến năm 1953, các cơn bão nhiệt đới sẽ được đặt tên theo tên nữ giới, sắp xếp theo bảng chữ cái.

Đến năm 1978, tên nam giới được bổ sung vào danh sách và xen kẽ với tên nữ giới. Ví dụ, nếu cơn bão đầu tiên trong năm bắt đầu bằng chữ A - Anne, cơn bão tiếp theo sẽ bắt đầu bằng chữ B - Bernard.

Danh sách tên các cơn bão khu vực Đại Tây Dương trong năm 2021
Danh sách tên các cơn bão khu vực Đại Tây Dương trong năm 2021. (Ảnh: KOKH).

Với riêng khu vực Đại Tây Dương, WMO sử dụng danh sách gồm 21 tên để đặt cho các cơn bão. Tổng cộng, 6 danh sách sẽ được sử dụng luân phiên qua các năm. Theo đó, danh sách tên bão năm 2019 sẽ được sử dụng lại vào năm 2025. Điểm đặc biệt, tên các cơn bão không bắt đầu bằng các chữ cái Q, U, X, Y hoặc Z.

Các quốc gia ở Bắc Ấn Độ Dương bắt đầu sử dụng hệ thống mới để đặt tên cho các cơn bão nhiệt đới từ năm 2020. Những cơn bão được liệt kê theo thứ tự bảng chữ cái, theo từng quốc gia và được đặt bằng những cái tên trung tính.

Quy tắc chung là danh sách đặt tên các cơn bão được đề xuất bởi Cơ quan Khí tượng Thủy văn Quốc gia (NMHSs). Danh sách này được các cơ quan tương ứng phê duyệt tại các phiên họp hàng năm hoặc hai năm một lần.

Với khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương và Biển Đông (trong đó có các cơn bão đổ bộ vào Việt Nam), phần lớn cơn bão được đặt tên theo tên địa danh, động vật hoặc thực vật. Mỗi quốc gia được đặt 10 tên bão, chia thành 5 danh sách và sẽ xoay vòng theo năm.

Cục Khí tượng Nhật Bản (JMA) là một trong 6 Trung tâm Khí tượng Chuyên ngành khu vực thuộc Tổ chức Khí tượng Thế giới. Trung tâm này là cơ quan chịu trách nhiệm dự báo, cảnh báo và đặt tên các cơn bão nhiệt đới hoạt động trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương và Biển Đông.

Theo WMO, tên quốc tế của các cơn bão tại Việt Nam được đăng ký bao gồm: Sơn Tinh, Cỏ May, Ba Vì, Côn Sơn, Sơn Ca, Trà Mi, Hạ Long, Vàm Cỏ, Sông Đà, Sao La.

Bão Sonca đổ bộ vào vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị với sức gió tối đa 75km/h. Tên gọi của cơn bão này được lấy từ cơ sở dữ liệu do chương trình Xoáy thuận nhiệt đới của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) soạn thảo, theo AccuWeather.com.

Một cơn bão hình thành ở Thái Bình Dương.
Một cơn bão hình thành ở Thái Bình Dương. (Ảnh: WMO).

"Các nhà dự báo thời tiết có một danh sách tên gọi đặc biệt cho các cơn bão. Theo định kỳ, một tên gọi sẽ không còn được sử dụng nữa và thay bằng tên mới", Jim Andrews, nhà khí tượng học cấp cao của chuyên trang dự báo thời tiết AccuWeather.com, cho biết.

Danh sách này gồm 140 tên gọi do các quốc gia trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Campuchia chọn ra. Không có quy định hạn chế số lượng tên gọi có thể được sử dụng trong một năm dương lịch.

Các tên trong danh sách chỉ được đặt cho xoáy thuận nhiệt đới ở cấp bão trở lên và lấy theo trình tự lần lượt từ trên xuống dưới. Ví dụ, nếu cơn bão cuối cùng trong năm tên là Cimaron, cơn bão đầu tiên của năm sau sẽ có tên Jebi.

Theo cách đặt tên trên, sau bão Sonca, cơn bão tiếp theo ở khu vực Thái Bình Dương và Biển Đông sẽ được đặt tên là Nesat.

Danh sách tên bão ở tây bắc Thái Bình Dương và Biển Đông.
Danh sách tên bão ở tây bắc Thái Bình Dương và Biển Đông. (Ảnh: WMO).

Philippines cũng là một trong số những quốc gia đưa ra tên bão quốc tế. Tuy nhiên, theo Cục quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (PAGASA), nước này sẽ sử dụng danh sách tên bão riêng của họ gồm 25 tên để đặt cho một xoáy thuận nhiệt đới khi nó đi vào khu vực theo dõi của họ (Philippine Area of Responsibility - PAR). Ví dụ, khi bão lốc Neoguri hình thành vào đầu tháng 7/2014, nó được đổi tên là Florita khi tiến vào PAR.

Nếu danh sách các tên trong năm đó bị sử dụng hết, tên bão sẽ được lấy từ một danh sách bổ sung gồm 10 tên gọi và danh sách này sẽ được đưa ra trước khi mùa bão bắt đầu.

Một xoáy thuận nhiệt đới ở tây bắc Thái Bình Dương được xếp là bão nếu có sức gió trong khoảng 73-148km/h. Nếu cơn bão có sức gió từ 149km/h trở lên sẽ được phân loại là siêu bão, theo Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp (Joint Typhoon Warning Center - JTWC).

Việc đặt tên bão (xoáy thuận nhiệt đới - tropical cyclone) bắt đầu cách đây nhiều năm để giúp nhận dạng nhanh cơn bão trong các bản tin cảnh báo bởi tên gọi được cho là dễ nhớ hơn nhiều so với sử dụng thuật ngữ và đánh số. Nhiều chuyên gia đồng ý gán tên gọi cho cơn bão giúp các phương tiện truyền thông dễ đưa tin về xoáy thuận nhiệt đới hơn, nâng cao sự quan tâm của cộng đồng đối với cảnh báo bão và tăng cường chuẩn bị sẵn sàng khi bão ập đến.


Bão Hayan quan sát từ Trạm Vũ trụ Quốc tế. (Video: YouTube).

Kinh nghiệm chỉ ra sử dụng những tên gọi ngắn dễ phân biệt trong khi nói và viết sẽ nhanh hơn và ít mắc lỗi hơn phương pháp xác định bằng kinh độ - vĩ độ trước đây. Những lợi thế này đặc biệt quan trọng trong trao đổi thông tin chi tiết về cơn bão giữa các trạm khí tượng, cơ sở ven biển và tàu thuyền trên biển.

Việc đặt tên cho các cơn bão đã bắt đầu từ lâu, nhằm giúp xác định nhanh các cơn bão trong những thông báo cảnh báo. Những cái tên sẽ giúp người dân dễ nhớ hơn so với các con số và thuật ngữ kỹ thuật.

Nhiều người đồng tình với ý kiến này, đồng thời cho rằng việc đặt tên sẽ giúp các phương tiện truyền thông đưa tin về các cơn bão dễ dàng hơn, giúp người dân để ý các cảnh báo, từ đó tăng cường đối phó khi bão ập đến.

Việc sử dụng tên riêng, ngắn gọn cũng giúp việc thông báo bằng văn bản hoặc giọng nói diễn ra thuận lợi hơn, nhanh hơn và ít bị lỗi hơn so với phương pháp xác định cơn bão bằng kinh độ, vĩ độ khó nhớ, dài dòng. Những điều này tạo ra lợi thế quan trọng trong việc trao đổi thông tin chi tiết về những cơn bão.

Danh sách tên gọi các cơn bão sẽ được tái sử dụng sau mỗi 6 năm. Chẳng hạn danh sách các cơn bão năm 2023 sẽ được sử dụng lại để đặt tên cho các cơn bão vào năm 2029.

Trong trường hợp cơn bão Talim vừa đổ bộ vào nước ta, đây là tên do Philippines đề xuất.

Mỗi năm, Ủy ban Bão sẽ họp một lần. Trong cuộc họp sẽ có nội dung bàn luận về việc các nước đề cử tên mới hoặc loại bỏ tên cũ trong danh sách đặt tên cho bão. Các nước cũng có quyền kiến nghị loại bỏ tên bão do quốc gia khác đặt nếu cảm thấy tên gọi đó không phù hợp vì nhiều lý do khác nhau.

Nếu một con bão gây ra thương vong về người và tài sản quá lớn, tên gọi của nó sẽ bị loại khỏi danh sách và thay bằng tên khác. Những tên bão nổi tiếng bị loại bỏ theo cách này là Haiyan (Philippines, 2013), Sandy (Mỹ, 2012), Katrina (Mỹ, 2005), Mitch (Honduras, 1998) và Tracy (Darwin, 1974).

Chẳng hạn, Việt Nam đã từng đề nghị loại bỏ tên bão Chanchu do Hàn Quốc đặt vì cơn bão đã gây nên hậu quả nghiêm trọng khi đổ bộ vào Việt Nam năm 2006. Ngược lại, Hàn Quốc cũng đã đề nghị loại bỏ tên bão Saomai do Việt Nam đề cử khỏi danh sách tên bão vì cơn bão này cũng gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho Hàn Quốc trong năm 2006.

Với những cơn bão gây nên thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, WMO sẽ yêu cầu các quốc gia thành viên bỏ phiếu để quyết định xem có nên loại bỏ tên cơn bão đó hay không để tránh gây nên những ký ức đau thương.

Bão Yagi nghĩa là gì?

Yagi, có nghĩa là con dê hoặc chòm sao Ma Kết (Capricorn) - cung hoàng đạo thứ 10 của vòng tròn Hoàng Đạo - trong tiếng Nhật, là cơn bão thứ 11 được đặt tên trong năm 2024.

Yagi bắt nguồn từ một vùng áp thấp hình thành vào ngày 30/8, cách Cộng hòa Palau (Châu Đại Dương) khoảng 540 km về phía tây bắc.

Vào ngày 1/9, hệ thống bão được Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) phân loại là bão nhiệt đới, và đặt tên là Yagi.

Yagi là cơn bão nhiệt đới thứ 9 được đặt tên và cũng là cơn bão mạnh nhất năm nay ở khu vực tây bắc Thái Bình Dương.

Yagi là cơn bão có rất nhiều kỷ lục đã được ghi nhận lại. Cụ thể, đây là cơn bão có sức gió mạnh nhất thế giới (ghi nhận đến thời điểm hiện nay) trong năm 2024; cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào biển Đông trong vòng 30 năm qua.

Đây cũng là cơn bão có cấp độ tăng cấp nhanh nhất trong lịch sử các cơn bão tại Việt Nam (trong 8 tiếng đã tăng 4 cấp, từ cấp 12 lên cấp 16); cơn bão có thời gian hoành hành trên đất liền Việt Nam lâu nhất từ trước đến nay.

Cập nhật: 11/09/2024 Tổng Hợp
  • 11.126