Các mẫu đá thời tiền sử giúp dự báo khí hậu tương lai

  •  
  • 1.106

Các mẫu đá có từ thời khủng long hàng triệu năm trước đây được nghiên cứu nhằm tìm hiểu sâu hơn về lịch sử khí hậu Trái đất và có thể giúp dự báo sự thay đổi khí hậu trong tương lai.

Trong gần chục năm qua, phó Giáo sư, Tiến sỹ Wan Yang nghiên cứu về kiến trúc và khoa học địa chất của trường đại học Khoa học và Công nghệ Missouri, Hoa Kỳ đều dành các mùa hè của mình trên núi Bogda ở tây bắc Trung Quốc, thu thập các mẫu đá có từ thời khủng long hàng triệu năm trước đây nhằm tìm hiểu sâu hơn về lịch sử khí hậu Trái đất và có thể lấy làm các bằng chứng để dự đoán về sự thay đổi khí hậu tương lai.

Wan Yang cho rằng: “Việc hình thành đá có liên quan tới khí hậu. Các loại khí hậu khác nhau có các chất trầm tích, các loại đất và các loại thực vật khác nhau. Điều thú vị ở các mẫu địa chất đó là chúng ta có thể nhìn thấy những sự thay đổi diễn ra trong quá khứ, điều này sẽ giúp chúng ta dự đoán được những sự thay đổi trong tương lai".

Yang thực hiện công việc nghiên cứu ở vùng tây bắc Trung Quốc vì đó là một trong số ít những địa điểm có mẫu đất từ thời siêu lục địa Pangea, tồn tại trong khoảng thời gian 200 triệu năm và 350 triệu năm trước.

Tiến sỹ Yang nghiên cứu các mẫu đá có từ thời khủng long hàng triệu năm trước đây nhằm tìm hiểu sâu hơn về lịch sử khí hậu Trái đất và có thể lấy làm bằng chứng về sự thay đổi khí hậu tương lai.
Tiến sỹ Yang nghiên cứu các mẫu đá có từ thời khủng long hàng triệu năm trước đây nhằm tìm hiểu sâu hơn về lịch sử khí hậu Trái đất và có thể lấy làm bằng chứng về sự thay đổi khí hậu tương lai.

Loại đất này rất khó để bảo tồn do các thành phần trong đó dễ bị phân hủy bởi tác động môi trường. Do vậy, hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng các mẫu vật dưới nước vì nước biển bảo tồn tốt hơn các loại đá dưới đó, ông nói.

Các sinh viên của trường Missouri S&T có được những trải nghiệm thực tế đầu tiên vào tháng Sáu trong một khóa học thực tế do Yang và hai giáo sư khác từ các trường đại học Trinity và Guizhou miền nam Trung Quốc hướng dẫn.

Sau khi kết thúc khóa học thực tế, Yan cùng với hai sinh viên tốt nghiệp của trường Missouri S&T và các cộng tác từ các viện nghiên cứu của Trung Quốc đã dành sáu tuần cắm trại và đi bộ trên các hoang mạc trên cao nơi có nhiệt đô trung bình vào khoảng giữa100 và 120 độ F (khoảng 38 đến 49 độ C).

Đội nghiên cứu rất ngạc nhiên khi tìm thấy một bộ xương hóa thạch hoàn chỉnh của một loài động vật có xương sống khi đang thu thập các mẫu vật. Bộ xương dài 2 feet (khoảng 0,6m) sau đó đã được bảo vệ tránh bị phân hủy do tác động môi trường.

“Hầu hết mọi người đều không biết rằng 250 triệu năm trước đây đã xảy ra sự tuyệt chủng trên diện rộng nghiêm trọng nhất và lớn nhất trong lịch sử của Trái đất", Yang nói. “Đó là khi khí hậu Trái đất chuyển từ băng giá sang ấm nóng. Có rất nhiều giả thuyết về nguyên nhân của sự tuyệt chủng trên diện rộng nhưng chúng tôi chưa biết được các nguyên nhân thật sự là gì".

Yang trở lại Rolla vào đầu tháng Tám với hơn 136kg tro núi lửa. Theo Yang, ziricon một khoáng chất đặc biệt trong tro núi lửa có thể được sử dụng để dự đoán chính xác tuổi của các mẫu đá và sẽ giúp tìm hiểu chính xác hơn về tốc độ của sự tuyệt chủng hàng loạt trên mặt đất và thay đổi khí hậu.

Yang nói rằng mọi người đều biết sau khi tình trạng ấm lên toàn cầu được duy trì trong 230 triệu năm, Trái đất lại chuyển sang thời kỳ băng giá khoảng 30 triệu năm trước đây.

Kể từ đó, khí hậu Trái đất trải qua các chu kỳ giữa băng giá và gian băng. Ví dụ, khoảng 18.000 năm trước đây, có thời kỳ băng giá chỉ xảy ra ở thành phố Kansas, Missouri.

Ông nói rằng: “Chúng ta đang ở trong thời kì gian băng đã 6000 năm. Khí hậu đã ấm lên nhưng với nhiều sự đa dạng của tự nhiên. Theo lý thuyết, Trái đất sẽ bước tiếp tục vào thời kỳ băng giá".

Yang dự định trở lại tây bắc Trung Quốc đều đặn hàng năm trong suốt sự nghiệp của mình để thực hiện nhiều nghiên cứu chi tiết hơn nữa ở một vùng rộng lớn hơn.

Tham khảo: Sciencedaily

Theo Giáo Dục, Sciencedaily
  • 1.106