Các nhà khảo cổ Na Uy tìm thấy đá khắc chữ châu Âu cổ nhất thế giới

  •  
  • 206

Các nhà khảo cổ học Na Uy đã khai quật được một phiến đá khắc chữ runes lâu đời nhất trên thế giới, với niên đại lên tới 2.000.

AP trích dẫn Bảo tàng Lịch sử Văn hóa ở Oslo cho biết, khối đá sa thạch được tìm thấy có màu nâu, phẳng và có hình vuông với những nét vẽ và chữ runes nguệch ngoạc được chạm khắc bên trên.

Phiến đá khắc chữ runes cổ nhất thế giới có niên đại 2.000 năm
Các nhà khảo cổ đã phát hiện được phiến đá khắc chữ runes cổ nhất thế giới có niên đại 2.000 năm tại Na Uy. (Ảnh: AP)

Rune là những ký tự trong một số bảng chữ cái tiếng Đức đã được sử dụng ở Bắc Âu từ thời cổ đại cho đến khi bảng chữ cái Latin được thông qua. Trên thực tế, chữ runes đã được tìm thấy trên nhiều vật phẩm gia dụng, tuy nhiên lại không phải ở trên đá. Trước đó, phát hiện về chữ runes sớm nhất được tìm thấy trên một chiếc lược làm bằng xương được khai quật tại Đan Mạch. Ông Zilmer cho biết những chữ viết này có khả năng rất cao đã được khắc lên bằng mũi dao hoặc mũi kim.

Trên thực tế, viên đá khắc chữ runes cổ đại này được phát hiện từ mùa thu năm 2021 trong quá trình các nhà khoa học khai quật một ngôi mộ gần Tyrifjord, phía tây Oslo. Khu vực này cũng là một khu vực nổi tiếng với một số phát hiện khảo cổ học quan trọng. Tuy nhiên, thông tin tới 17/1/2023 mới được công bố do các nhà khảo cổ học cần thêm thời gian để phân tích cũng như xác nhận niên đại của viên đá khắc chữ runes này.

Từ những vật phẩm khác trong hố hỏa táng như xương cháy và than, người ta có thể xác nhận rằng các chữ runes có khả năng đã được khắc trong khoảng thời gian từ năm 1 đến năm 250 sau CN.

 Phiến đá khắc chữ runes cổ này được các nhà khảo cổ học đặt tên là Svingerud.
Phiến đá khắc chữ runes cổ này được các nhà khảo cổ học đặt tên là Svingerud. (Ảnh: AP).

Theo các nhà khoa học tham gia vào dự án, đây có thể là ví dụ sớm nhất về những từ được ghi lại bằng chữ viết ở vùng Scandinavia. Đồng thời, nó cũng là “một trong số những bản khắc chữ runes cổ nhất từng được tìm thấy” cũng như là “viên đá khắc chữ runes cổ nhất có thể xác định được dữ liệu trên thế giới”.

Về chi tiết, phiến đá có kích thước 31 cm x 32 cm với một số loại hình khắc khác nhau, do đó không phải tất cả các ký hiệu đều có ý nghĩa về mặt ngôn ngữ. Mặt trước của phiến đá được khắc 8 chữ runes được đọc là “idiberug” – có thể mang ý nghĩa tên của một người phụ nữ, một người đàn ông hoặc một gia đình.

Theo giáo sư Kristel Zilmer tại Đại học Oslo – nơi sở hữu bảo tàng – phát hiện này được coi như điều lớn nhất mà ông có thể đạt được với tư cách là một học giả. Ông cũng nhận định rằng phát hiện quan trọng trên sẽ cung cấp cho các nhà khoa học rất nhiều kiến thức về việc sử dụng chữ runes trong thời kỳ đầu của Thời đại đồ sắt. Trên khu vực Na Uy và toàn cùng Scandinavia, đây có thể là một trong những nỗ lực đầu tiên sử dụng chữ rune trên đá của người cổ đại.

Tuy nhiên, công tác nghiên cứu phiến đá được đặt tên là Svingerud vẫn còn rất nhiều tiềm năng và các nhà khoa học kỳ vọng sẽ đạt được nhiều hiểu biết về lịch sử của chữ runes thông qua nó.

Trước mắt, phiến đá này sẽ được trưng bày trong một tháng, bắt đầu từ ngày 21/1, tại Bảo tàng Lịch sử Văn hóa, nơi có bộ sưu tập hiện vật lịch sử lớn nhất của Na Uy từ thời kỳ đồ đá đến thời hiện đại.

Cập nhật: 18/01/2023 Mekong Asean
  • 206