Các nhà khoa học Singapore phát triển loại xi măng làm từ bùn và nước tiểu

  •  
  • 110

Công nghệ sản xuất xi măng Pooclăng truyền thống vẫn còn tồn tại nhược điểm, tạo ra nguồn phát thải gây hiệu ứng khí nhà kính lớn, do nguyên liệu phải qua công đoạn nung ở nhiệt độ cao. Để khắc phục, nhiều công nghệ hiện đại ra đời, mới nhất, có công nghệ sinh học vừa được trình làng.

Công nghệ dùng chất thải sinh học, chủ yếu là hai nguyên liệu chính là bùn cacbua công nghiệp và urê.
Công nghệ dùng chất thải sinh học, chủ yếu là hai nguyên liệu chính là bùn cacbua công nghiệp và urê. (Ảnh minh họa).

Đây là công nghệ do Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore phát triển. Công nghệ dùng chất thải sinh học, chủ yếu là hai nguyên liệu chính là bùn cacbua công nghiệp, sản phẩm phụ từ quá trình sản xuất khí axetylen và urê, có nguồn gốc từ nước tiểu của động vật có vú như bò hoặc lợn...

Bùn được xử lý sơ bộ bằng axit để tạo ra canxi hòa tan. Sau đó, nước tiểu được thêm vào để tạo thành dung dịch xi măng. Tiếp tục bổ sung các vi khuẩn đặc biệt vào dung dịch đó, nó có nhiệm vụ phân hủy ure để tạo thành các ion cacbonat. Bước tiếp theo, trong một quá trình được gọi là "kết tủa canxit do vi sinh vật gây ra", các ion cacbonat phản ứng với các ion canxi hòa tan để tạo thành canxi cacbonat đông cứng.

Khi hỗn hợp được kết hợp với cát hoặc đất, phản ứng diễn ra, canxi cacbonat sẽ liên kết với đất cát và lấp đầy khoảng rỗng trong vật liệu. Kết quả, tạo ra một khối vật liệu rắn chắc kiểu bê tông, có khả năng chống thấm nước và có màu giống với cát hoặc đất ban đầu.

Cập nhật: 13/06/2022 PNVN
  • 110