Cách nhận biết son nhiễm chì đơn giản nhất

  •   2,33
  • 16.070

Con gái, ai chẳng có một thỏi son tô hồng đôi môi để khuôn mặt thêm rạng rỡ. Tuy nhiên, nếu không biết chọn son đúng cách, rất có thể, bạn đang tự rước họa vào thân với những thỏi son có hàm lượng chì quá cao.

Thử lượng chì trong son bằng cách nào?

Điều đầu tiên cần ghi nhớ, không bao giờ mua son cũng như mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Thế nhưng, ngay cả một số hãng mỹ phẩm có tiếng vẫn có những loại son có hàm lượng chì cao. Do vậy, khi mua son, đừng vội tin vào thương hiệu mà không thử hàm lượng chì trong son.

Không bao giờ mua son cũng như mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Không bao giờ mua son cũng như mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

  • Bình thường, nếu thử son trên môi hay trên mu bàn tay, chúng ta rất khó nhận biết như thế nào là son có chì. Nhưng nếu xoa một chút son lên mu bàn tay, rồi dùng nhẫn vàng tây di đi, di lại nhiều lần. Nếu màu son không bị đổi màu, son không có chì.
  • Nếu chỉ hơi chuyển màu sẫm thì hàm lượng chì ít, có thể chấp nhận được. Nhưng nếu son trên mu bàn tay sau cọ xát với vàng tây chuyển sang màu sẫm, đen, tức là hàm lượng chì trong son quá cao, sẽ rất có hại cho da môi của bạn.
  • Ngoài ra, khi mua son, bạn cần chú ý đến thời hạn sử dụng. Nếu thỏi son còn hạn dùng, nhưng lại có hiện tượng đổ mồ hôi (những giọt nước nhỏ lấm tấm trên son) thì tuyệt đối không nên dùng.

Và bạn cũng cần biết cách nhận biết đâu là một thỏi son tốt. Theo các chuyên gia trang điểm, tiêu chuẩn cho một thỏi son tốt là khi thoa lên môi giữ nguyên màu sắc, có độ mềm, bóng, hương thơm tự nhiên.

Cách cực dễ nhận biết son môi chứa chì trong 5 giây

Tác hại không tưởng của son nhiễm chì.
Tác hại không tưởng của son nhiễm chì.

Với tiêu chuẩn chọn son của phụ nữ là lên màu đẹp, lâu trôi thì hàm lượng chì du nhập vào cơ thể là không tránh được. Vậy làm sao để nhận biết thỏi son bạn đang cầm trên tay có chì hay không?

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ từng liệt kê hàng trăm loại son có nồng độ chì cao quá mức cho phép, trong đó có nhiều tên tuổi mỹ phẩm rất quen thuộc với người tiêu dùng ở Việt Nam. Hầu hết mỹ phẩm đều chứa một lượng nhỏ chì để đảm bảo hiệu quả trang điểm, tuy nhiên nếu nồng độ này vượt quá mức cho phép, sẽ gây ảnh hưởng cực xấu tới sức khỏe.

Cách nhận biết son môi chứa chì

Đầu tiên thử bằng nước, nếu đánh son trên mu bàn tay, sau đó nếu lấy tay chà mạnh thấy son có thể hòa tan trong nước đó là loại son nên dùng.

Nếu khi uống nước, son bám quanh thành cốc, lấy giấy lau không sạch, thì son đó đã bị trộn vào một lượng chất hóa học có nguồn gốc từ dầu động vật. Dầu động vật bám rất chặt khi tiếp xúc với đồ sứ, đồ thủy tinh, có tác dụng tạo độ bóng cho son.

Lấy một mẩu son nhỏ, thả vào một cốc nước lọc, nếu mẫu son nổi lên trên mặt nước thì lượng chì ít, còn nếu son bị chìm xuống đáy cốc chắc chắn có chì rất lớn, gây độc đến sức khỏe người dùng.

Kinh nghiệm được chị em hay truyền tai nhau để kiểm tra độ chì ở son là cho một chút son lên tay rồi dùng nữ trang bằng vàng chà xát. Nếu mỹ phẩm chuyển sang màu đen thì đó là thỏi son có chì.

Thực tế thì ngoài chì ra, những thành phần khác như sáp, dầu, các thành phần tạo màu, các thành phần chống nắng... khi tiếp xúc với vàng đều xuất hiện những vệt màu đen như thí nghiệm với chì. Vì thế, phương pháp thử nghiệm này không thể đúng tuyệt đối.

Bạn có thể dùng nhẫn vàng hoặc đồ trang sưc bằng vàng để thử xem son có nhiễm chì hay không.
Bạn có thể dùng nhẫn vàng hoặc đồ trang sưc bằng vàng để thử xem son có nhiễm chì hay không.

Dùng vàng chà xát lên son để kiểm tra độ chì

Cụ thể, đã có những cuộc thử nghiệm mà các nhà nghiên cứu chà 4 loại kim loại khác nhau (vàng, bạc, đồng, hợp kim thiếc) với thành phần sáp (là thành phần có nhiều trong mỹ phẩm) lên một tờ giấy trắng và kết quả trên giấy cũng xuất hiện những vệt đen. Vì thế, không thể nói tất cả các sản phẩm bị chuyển màu bởi vàng đều chứa chì.

Tuy nhiên, để yên tâm bạn vẫn có thể dùng phương pháp này, nhưng không phải dựa trên việc màu đen xuất hiện sau khi chà xát vàng để kết luận có chì hay không, mà phải dựa vào vệt đen đó sẫm hay nhạt. Nếu chỉ hơi chuyển sang màu sẫm thì lượng chì ít, có thể chấp nhận được. Nhưng nếu vệt son sau khi cọ xát với vàng chuyển sang màu đen, sẫm tức là hàm lượng chì trong son quá cao, sẽ rất có hại cho làn da của bạn. Đây là cách chọn son môi an toàn cho chị em phụ nữ.

Để kết luận có chì hay không, mà phải dựa vào vệt đen đó sẫm hay nhạt.
Để kết luận có chì hay không, mà phải dựa vào vệt đen đó sẫm hay nhạt.

Thực tế, nhiều loại son hồng nhạt vẫn có hàm lượng chì cao hơn cả son đỏ thẫm. Do đó, bên cạnh cách thử son như trên, bạn hãy cẩn thận tô một lớp son dưỡng trước khi thoa son màu nhé.

Cập nhật: 09/04/2020 Theo phununet/phunuonline
  • 2,33
  • 16.070