Tập luyện chạy bộ thường xuyên làm chậm lại những tác động của quá trình già đi. Đây là kết luận của các nhà khoa học tại Trường Y khoa, Đại học Stanford khi tiến hành nghiên cứu với 500 người già đã có quá trình chạy bộ trên 20 năm. Theo các nhà nghiên cứu cho biết, người lớn chạy bộ thường ít mắc bệnh và ít ốm yếu hơn người không chạy bộ, có nhịp sống kéo dài hơn, phân nửa những người già không mấy khi chạy bộ đã chết sớm hơn.
James Fries, bác sỹ y khoa, giáo sư danh dự ngành y tại trường y khoa và là học giả nghiên cứu lâu năm cho biết. “Nghiên cứu đưa ra một thông điệp cho những vận động chuyên nghiệp. Nếu bạn có quyền lựa chọn một thứ giúp con người mạnh khỏe bất kể tuổi tác, thì đó hính là các bài tập aerobic”. Nghiên cứu được xuất bản ngày 11 tháng 8, 2008 ấn phẩm lưu hành nội bộ của ngành y (journal Archives of Internal Medicine).
Khi Fries và nhóm bắt đầu nghiên cứu này vào năm 1984, rất nhiều nhà khoa học tin rằng những bài tập mạnh gây cho người già nhiều tổn hại hơn là lợi ích. Một vài người e ngại về những tác động lâu dài của trạng thái vận động mạnh của cơ thể khi bắt đầu và sau khi chạy có thể dẫn tới những tổn thương cơ bắp và xương vì những người già thường xuyên chạy khập khiễng do thói quen cố hữu trong quá trình vận động. Fries có một giả thuyết khác, ông tin rằng những người tập chạy thường xuyên có thể nâng cao chất lượng đời sống và giảm được ốm yếu bệnh tật. Theo nghiên cứu của Fries, vận động cơ thể có thể không nhất thiết dẫn đến khả năng kéo dài tuổi thọ con người nhưng già hóa và chết đi có thể đến nhanh hơn khi con người không chú ý tập luyện cơ thể hằng ngày. Quan niệm này được biết đến với tên gọi “Lý thuyết làm thuyên giảm sự hoành hành của bệnh tật” ("The compression of morbidity theory").
Nhóm nghiên cứu của Fries bắt đầu theo dõi 538 người chạy bộ ở độ tuổi trên 50, so sánh với nhóm người không chạy bộ. Dữ liệu theo dõi được ghi nhận trong xuốt thập niên 70, 80, bao gồm những trả lời hàng năm của họ về năng lực thực hiện vận động hàng ngày như đi lại, giặt giũ và và mặc quần áo, cởi bỏ quần áo, mang vác hoặc cầm nắm các vật thể. Sử dụng dữ liệu quốc gia ghi nhận người chết, các nhà khoa học nghiên cứu và thống kê những kiểu chết và nguyên do dẫn đến cái chết. Dữ liệu thống kê của 19 năm được nghiên cứu cho thấy có 34% người không thích tập chạy đã chết, so với chỉ có 15% những người ưa thích chạy bộ đã chết.
Nghiên cứu mới tại Đại học Stanford cho thấy chạy bộ giúp làm chậm ảnh hưởng của quá trình già đi. (Ảnh: Flickr) |
Tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu, trung bình những người ưa chạy bộ đã chạy khoảng 4 giờ mỗi tuần. Sau 21 năm, thời gian chạy trung bình của họ giảm xuống còn 76 phút mỗi tuần, nhưng họ vẫn còn nhận thấy những ích lợi thật sự từ chạy bộ.
Tình trạng trung bình của cả hai nhóm trong nghiên cứu là họ không còn nhiều khả năng sử dụng chân tay do đã già đi thêm 21 tuổi, nhưng dữ liệu về những người thường xuyên chạy bộ cho thấy họ phải hứng chịu sự tấn công của bệnh tật và ốm yếu chậm hơn so với những người không chạy bộ. “Ốm yếu và bệnh tật đến với những người chạy bộ thường xuyên chậm hơn 16 năm so với những người không chạy bộ. Nhìn chung, những người chạy bộ thường xuyên đều có sức khỏe bền bỉ và dẻo dai”, Fries cho biết.
Chạy bộ không phải là cách duy nhất có thể trì hoãn quá trình già đi nhưng năng lực thể chất giữa người chạy bộ thường xuyên với người không tập luyện sẽ càng trở nên lớn hơn theo thời gian.
“Chúng tôi không mong đợi điều này”, Fries tâm sự khi lưu ý rằng khoảng cách giữa hai nhóm đã trở thành hiển nhiên trong vài năm lại đây. “Lợi ích của chạy bộ to lớn hơn rất nhiều điều mà chúng ta hiểu được”.
Fries ngạc nhiên về khoảng cách giữa người chạy bộ và người không chạy bộ tiếp tục được nới rộng thậm chí ngay cả khi những đối tượng nghiên cứu đã bước vào tuổi ngoài 90. Chắc chắn những người chạy bộ thường xuyên đã được thừa hưởng nhiều lợi ích xác đáng (phổ biến là thể chất mạnh khỏe) hơn rất nhiều so với số đông người không nhận được lợi ích. Fries nói, “Chúng tôi không cho là những tác động này có thể duy trì mãi mãi. Chúng tôi hiểu rằng cái chết sẽ đến với một ai đó. Rốt cuộc thì tỷ lệ chết ở cả hai nhóm sẽ là 100%”.
Nhưng ở chừng mực mà chạy bộ có tác dụng làm trì hoãn cái chết, đã gây ấn tượng mạnh hơn nhiều những điều mà các nhà khoa học mong đợi. Đừng ngạc nhiên rằng chạy bộ chỉ làm chậm lại quá trình sơ vữa hóa của riêng tim mạch. Tuy thế, chạy bộ cũng được coi là có liên đới tới một vài bệnh nhanh chết như ung thư, bệnh liên quan đến hệ thần kinh, bệnh nhiễm trùng và một triệu chứng khác.
Những tổn thương thảm khốc được đưa ra từ dự đoán của các nhà khoa học khác gần như đã làm chùn lòng những người thích chạy bộ. Đầu tháng 8 vừa rồi, Fries và đồng nghiệp đã công bố bài viết trên Tạp chí Y học Phòng bệnh (the American Journal of Preventive Medicine) chỉ rõ rằng chạy bộ không kết hợp - ở tỷ lệ lớn – với bệnh viêm khớp mãn tính ở người chạy bộ cao tuổi. Cũng như người chạy bộ không cần phải thay toàn bộ khớp gối hơn người không chạy bộ, Fries cho biết.
“Chạy bộ với tư thế thẳng đầu về phía trước và không gây đau đớn thì hoàn toàn không gây hại cho người tập”, Fries nói. Ông cũng bày tỏ rằng chạy bộ dường như an toàn hơn cho các khớp nối, cao hơn nhiều so với chơi thể thao như đá bóng hoặc những chuyển động không bình thường như đứng trên một đầu ngón chân và xoay tròn trong múa ba-lê. “Khi bắt đầu nghiên cứu, nhiều người tỏ ra hoài ghi những quan niệm của chúng tôi”, Fries tâm sự. “Giờ đây, rất nhiều người đã nhận thấy những điều mà chúng tôi tâm niệm”.
Ở tuổi 69, Fries đưa ra lời khuyên về cách kìm hãm tình trạng già đi dựa trên kinh nghiệm của chính mình: chạy bộ thường xuyên, nên sống ở vùng núi cao và chăm chỉ đi dã ngoại.
“Tôi, người chạy bộ vòng quanh thế giới chỉ trong 2 phút”, Fries vừa miêu tả khôi hài về bức họa miêu tả bầu trời xanh và tuyết trắng tuyệt đẹp treo trong phòng làm việc của mình, vừa vạch một đường nhỏ bao quanh Bắc Cực.
Treo trên tường trong phòng làm việc của Fries là một bức hình khôi hài miêu tả “tôi, chạy quanh thế giới trong vòng 2 phút”. Giữa bầu trời trong xanh, Fries trông như thung nhỏ xíu bao quanh Bắc Cực.
Cộng tác cùng Fries trong công trình nghiên cứu này là các đồng nghiệp thuộc Đại học Stanford, Eliza Chakravarty, bác sỹ, MS, trợ lý giáo sư y khoa; Helen Hubert, tiến sỹ, nhà nghiên cứu đã nghỉ hưu tại Stanford và Vijaya Lingala, tiến sỹ, chuyên gia phần mềm.
Nghiên cứu được tài trợ bởi Viện nghiên cứu quốc gia về bệnh ngoài da, bệnh liên quan đến cơ – xương và bệnh viêm khớp; Viện nghiên cứu lão hóa quốc gia.
Nam Hy Hoàng Phong (chuyển ngữ)
Tên bài gốc: Running Slows The Aging Clock, Researchers Find
Url bài gốc: http://www.sciencedaily.com/releases/2008/08/080811195633.htm
Nguồn: ScienceDaily, 11 tháng 8, 2008