Trong tương lai, ta còn có thể ứng dụng cách thức này cho những loại ung thư khác nữa.
Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những chứng bệnh xuất hiện nhiều ở nam giới. Để phát hiện bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành đo chỉ số PSA - Kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt nhưng trên thực tế, độ chính xác của kết quả chẩn đoán chỉ khoảng 30%, mà quá trình đo PSA sẽ tạo ra nhiều tác dụng phụ khi thiết bị đo PSA xâm lấn cơ thể bệnh nhân.
Tuy nhiên, Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KIST) công bố vừa tin vui. Nỗ lực nghiên cứu dẫn dắt bởi giáo sư Kwan Hyi Lee tới từ Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu sinh học và giáo sư Gab Jeong tới từ Trung tâm Y tế Asan phát triển thành công kỹ thuật chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt từ mẫu nước tiểu; quá trình kiểm tra kéo dài 20 phút và với kết quả chính xác gần 100%. Để đạt được thành tựu mới, đội nghiên cứu đã sử dụng cảm biến sinh học cực nhạy dùng tín hiệu điện tích hợp hệ thống AI tiên tiến tích hợp để phân tích mẫu nước tiểu.
Phương pháp chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt mới này đưa ra kết quả chính xác mà không gây ra tác dụng phụ.
Phương pháp chẩn đoán bệnh bằng nước tiểu tiện lợi và đưa ra kết quả chính xác mà không gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, các chỉ số chỉ ra triệu chứng ung thư không xuất hiện nhiều trong nước tiểu nên các chuyên gia ít khi dùng phương pháp này để đưa kết luận liệu bệnh nhân có bị ung thư.
Đội ngũ nghiên cứu tại KIST cố gắng cải thiện phương thức chẩn đoán nhanh gọn này thông qua ứng dụng cảm biến sinh học cực nhạy sử dụng tín hiệu điện. Bằng việc cùng lúc xác định nhiều yếu tố gây ung thư, nhóm có thể tăng tỷ lệ chẩn đoán chính xác lên vài phần.
Cụ thể, hệ thống cảm biến bán dẫn siêu nhạy có thể đo được trữ lượng bốn yếu tố gây ung thư tuyến tiền liệt có trong nước tiểu, nó theo dõi cả bốn yếu tố này một lúc. Họ huấn luyện cho hệ thống AI tìm ra những điểm tương quan giữa bốn yếu tố này và bằng thuật toán, nó tìm ra được những mẫu hình phức tạp ẩn trong những tín hiệu rối rắm. Kết quả thành công ngoài mong đợi: AI chẩn đoán thành công dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt của 76 mẫu nước tiểu với độ chính xác gần 100%.
Giáo sư Jeong hồ hởi nhận định: “Với những bệnh nhân cần phẫu thuật và/hoặc chữa trị, ta có thể phát hiện ung thư trên người bệnh thông qua nước tiểu để hạn chế những can thiệp sinh học không cần thiết, giảm chi phí điều trị cũng như tiết kiệm sức lực cho đội ngũ y bác sĩ”.
“Nỗ lực nghiên cứu đã phát triển thành công cảm biến sinh học thông minh có thể nhanh chóng chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt với độ chính xác gần 100 phần trăm chỉ qua thử nước tiểu, và nó còn có thể được ứng dụng trong chẩn đoán chính xác những loại ung thư khác nữa”, giáo sư Lee kết luận.