Chiêm ngưỡng những thư viện sách quý lớn trên thế giới

  •  
  • 283

Thư viện Beinecke, Thomas Fisher, Vatican, Miguel de Benavides... đều là thư viện lưu giữ hàng nghìn cuốn sách quý hiếm.

Trong ảnh là toàn cảnh bên trong thư viện Beinecke, Mỹ.
Nhiều quốc gia đều có thư viện đặc biệt lưu trữ các tài liệu quý hiếm. Chúng đều là những cơ sở đã được xây dựng lâu đời, một số đặt tại các đại học danh tiếng hàng đầu thế giới như Yale, Toronto, Santo Tomas... Trong ảnh là toàn cảnh bên trong thư viện Beinecke, Mỹ. (Ảnh: Thomas Fisher Library).

 Thư viện Beinecke (tại bang Connecticut, Mỹ) nằm trong khuôn viên của đại học Yale.
Thư viện Beinecke
(tại bang Connecticut, Mỹ) nằm trong khuôn viên của đại học Yale. Đây là một trong những thư viện chứa nhiều sách quý nhất trên thế giới. Mười lăm khối đá cẩm thạch chạy ngang qua mặt tòa nhà, năm khối chạy theo chiều dọc và mười khối chạy dọc theo chiều sâu của nó. Công trình này có tỷ lệ 3:1:2. (Ảnh: Thomas Fisher Library).

Thư viện Beinecke chứa hơn một triệu cuốn sách
Thư viện Beinecke chứa hơn một triệu cuốn sách, các trang bản thảo và hàng chục nghìn giấy cói, ảnh, bản đồ, áp phích, tranh vẽ và đồ vật nghệ thuật, cũng như tài liệu nghe nhìn phong phú. Các bộ sưu tập chính được chia thành 6 loại: Trước năm 1500, Tiền hiện đại (1500 đến 1800), Hiện đại (Sau năm 1800), Văn học Mỹ, Văn học Đức, Tài liệu về miền Viễn Tây Mỹ. Tủ sách tại đây có 6 tầng cao từ sàn đến nóc nhà. (Ảnh: Thomas Fisher Library).

Thư viện đóng vai trò là nơi lưu trữ đầu mối tài liệu học thuật nguyên bản
Thư viện đóng vai trò là nơi lưu trữ đầu mối tài liệu học thuật nguyên bản trong nhiều lĩnh vực: từ lịch sử âm nhạc, hội họa cho đến lịch sử chính trị, xã hội, văn minh, Châu Âu, thời Trung Cổ, Mỹ, Tây Mỹ, chủ nghĩa hiện đại xuyên Đại Tây Dương... (Ảnh: Thomas Fisher Library).

Một cuốn Kinh Thánh Gutenberg được bảo vệ cẩn thận
Một cuốn Kinh Thánh Gutenberg được bảo vệ cẩn thận tránh hoàn toàn ánh nắng Mặt Trời tại thư viện Beinecke. (Ảnh: Thomas Fisher Library).

Thư viện Thomas Fisher
Thư viện Thomas Fisher
, được đặt tại đại học Toronto (Canada), là nơi lưu trữ nhiều tài liệu gốc quý hiếm về Bắc Mỹ. Nơi đây được quản lý bởi khoa Sách hiếm và bộ sưu tập đặc biệt được lập ra từ năm 1955. (Ảnh: Thomas Fisher Library).

Thư viện mở công khai để người dân có thể vào xem tài liệu.
Thư viện mở công khai để người dân có thể vào xem tài liệu. Một số tài liệu quý hiếm được bảo vệ cẩn thận trong tủ kính và có phòng trưng bày riêng. (Ảnh: Thomas Fisher Library).

Người thủ thư Pearce Carefoote của thư viện Thomas Fisher
Người thủ thư Pearce Carefoote của thư viện Thomas Fisher, cầm trên tay cuốn Kinh Thánh được xác định đã có từ thời Trung Cổ. (Ảnh: Thomas Fisher Library).


Thư viện này từng đối diện với nguy cơ hơn 750.000 cuốn sách bị nấm mốc do hơi nước tích tụ quá lâu. Do đó, người quản lý đã gấp rút điều hành nhân lực tu bổ lại lớp cách nhiệt và hệ thống làm mát nhằm đảm bảo sách luôn ở trong điều kiện được bảo quản tốt nhất. (Ảnh: Thomas Fisher Library).

Thư viện Vatican
Thư viện Vatican
chỉ chính thức mở cửa vào năm 1475 dưới thời Giáo hoàng Sisto IV. Sau đó, Vatican tiếp tục thu thập nhiều loại tài liệu và sách. Vào năm 1587, họ quyết định chuyển thư viện đến một không gian lớn hơn để chứa đựng tốt hơn bộ sưu tập ngày càng nhiều. Thư viện Vatican chứa gần 1,6 triệu cuốn sách in, trong đó có hơn 8.000 incunabula (sách in trước năm 1500). (Ảnh: Vatican Library).


Thư viện Vatican từng rốt ráo tìm kiếm đối tác về công nghệ nhằm đưa danh mục sách in hiện đại của thư viện lên trực tuyến vào năm 1985. Cho đến đầu những năm 2000, thư viện bắt đầu đăng tải hình ảnh trực tuyến về bộ sưu tập sách và bản thảo hoàn chỉnh. (Ảnh: NPR).

Cho đến nay công việc số hóa tài liệu vẫn được tiếp tục.
Cho đến nay công việc số hóa tài liệu vẫn được tiếp tục. Dự kiến phải đến năm 2029, các cuốn sách, bản thảo được lưu trữ và có thể truy cập trên nền tảng số. (Ảnh: The Global News).

Thư viện Miguel de Benavides
Thư viện Miguel de Benavides
nằm trong đại học Santo Tomas, là nơi lưu giữ các tài liệu văn hóa lịch sử của Phillipines. Một số tài liệu quý được công nhận là bảo vật văn hóa quốc gia. (Ảnh: UST Heritage).


Có những tài liệu được viết bằng ngôn ngữ cổ của người Philippines đang được lưu giữ tại bảo tàng Benavides. (Ảnh: UST Heritage).

Những cuốn sách cổ có từ trước năm 1500
Một nhánh khác thuộc thư viện Benavides có tên Antonio Vivencio del Rosario đang lưu giữ bộ sưu tập 30 nghìn cuốn sách có trước năm 1500. (Ảnh: UST Heritage).

Cập nhật: 15/04/2023 Zing
  • 283