Theo một nghiên cứu mới xuất bản của tập san các Báo Cáo Lưu Về Khoa Học Sinh Học của Hiệp hội Hoàng Gia B thì những con chim có bộ não lớn hơn so với kích thước cơ thể có tỷ lệ tử vong thấp hơn so với những con có bộ não nhỏ hơn.
Nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng đầu tiên cho cái mà các nhà khoa học gọi là giả thuyết “tầng đệm nhận thức” đó là ý kiến cho rằng bộ não lớn hơn giúp những con vật có những hành vi linh hoạt hơn và sống còn cùng với những thử thách của môi trường.
|
Các nhà nghiên cứu tìm thấy những con chim có bộ não to tương đối so với kích thước cơ thể sẽ sống sót trong tự nhiên tốt hơn so với những con có não nhỏ. (Ảnh: Sciencedaily) |
Lý thuyết lần đầu tiên đưa đến việc trả lời xung quanh vấn đề tại sao động vật bao gồm cả con người sẽ tiến hóa đến một bộ não lớn hơn, dựa vào những gì cần thiết được kết hợp với sự phát triển và duy trì một bộ não lớn hơn.
Các nhà nghiên cứu đã so sánh giữa kích cỡ bộ não, khối lượng cơ thể, tỷ lệ tử vong trên 200 loài chim khác nhau từ khu vực cực, ôn đới đến nhiệt đới.
Họ phát hiện ra
những con chim với bộ não lớn hơn so với cân đối kích cỡ cơ thể thì sống sót tốt hơn những con có bộ não nhỏ. Chẳng hạn điều này có thể lý giải tại sao những con có kích cỡ não tương đối nhỏ như chim trĩ khó khăn trong việc né những chiếc xe đang di chuyển so với những con có kích cỡ não lớn hơn như chim ác là
Giáo sư Tamas Szekely của phòng sinh học và hóa sinh đại học Bath cho biết
“ý tưởng bộ não lớn hơn sẽ kết hợp với việc ít tử vong hơn chưa bao giờ được chứng minh một cách khoa học”.
Chim là loại lý tưởng cho thí nghiệm vì chúng chỉ là một trong những nhóm động vật mà mối liên hệ giữa những bộ não và phản ứng hành vi tăng lên được nhận biết dễ nhất khi có những thay đổi về sinh thái
Chúng tôi đã chỉ ra rằng những loài có não lớn hơn so với cân đối cơ thể trải qua tử vong thấp hơn so với những loài có bộ não nhỏ hơn, giúp hỗ trợ một giá trị tổng thể cho lý thuyết về
“Tầng đệm nhận thức” trong quá trình tiến hóa đến những bộ não lớn hơn.
Các nhà nghiên cứu cung cấp những nhân tố có thể được coi là những biến đổi về tỷ lệ tử vong, chẳng hạn hành vi di trú, tranh giành bạn tình và hành vi đùa nghịch.
Giáo sư Szekely đang làm đề án này cùng với các nhà nghiên cứu của đại học Barcelona (Tây Ban Nha), đại học Pannon (Hungary) và đại học McGill (Canada) nói thêm
“Khám phá của chúng tôi cho rằng những con vật có kích cỡ não lớn hơn thì có thể đối đầu tốt hơn với những thử thách của môi trường như thay đổi khí hậu và việc bị hủy hoại chỗ ở” . Khám phá này dựa vào những nghiên cứu về não chim lớn hơn trước đây và đã thành công hơn trong việc xác định nơi cư trú mới cũng như sự chống chọi tốt hơn của loài chim khi thay đổi mùa.
Nghiên cứu được tài trợ bởi đại học Ministerio de Educación y Ciencia (Tây Ban Nha), Hội đồng tư vấn nghiên cứu di truyền và khoa học tự nhiên Canada và viện hàn lâm khoa học Hungary.Ánh Phượng