Vào thế kỉ 20, nếu như Hoa Kỳ và Liên Xô đã có thể đưa con người vào không gian thì tại Pháp, họ đã có một quyết định táo bạo khi đưa một sinh vật không phải con người đi thám hiểm vũ trụ. Đó là Felicette – “cô” mèo đầu tiên bay vào vũ trụ với quỹ đạo bay trong vòng 15 phút vào ngày 18/10/1963.
Năm 1963, Centre d'Enseignement et de Recherches de Médecine Aéronautique (CERMA) đã mua 14 con mèo từ đại lý để phục vụ cho việc thử nghiệm. Các con mèo được chọn đều là giống cái vì cử chỉ của chúng có phần điềm đạm hơn. Ngoài ra, các con mèo sẽ không được đặt tên để tránh việc các nhà khoa học trở nên gắn bó, thân thiết với chúng.
Tất cả các con mèo đều được phẫu thuật cấy điện cực vào não để đánh giá được các hoạt động não bộ. Một số khoá huấn luyện mèo trên tàu vũ trụ có điểm tương tự như huấn luyện con người và sẽ diễn ra trong khoảng 2 tháng. Điều này được thực hiện bởi CERMA và bao gồm việc sử dụng ghế ly tâm 3 trục với tiếng ồn tên lửa được mô phỏng. Các hoạt động huấn luyện bao gồm nhốt chúng vào thùng chứa và cho chúng trải nghiệm các bộ đồ khá gò bó.
Tổ lái bắt đầu chuẩn bị bãi phóng vào ngày 8/10/1963. Dù đã có một số vấn đề xảy ra nhưng đến ngày 16/10, mọi thứ đã đi vào ổn định. Ngày 17/10, có 6 ứng cử viên được lựa chọn cho chuyến bay và chú mèo tuxedo với ký hiệu C 341 là “người chiến thắng” nhờ vào cân nặng thích hợp (2.5 kg) và thái độ điềm tĩnh hơn so với số còn lại. Để hỗ trợ cho chuyến bay, chân sau của C 341 được gắn thêm các điện cực để theo dõi các hoạt động tim. Trước đó, 9 điện cực cũng đã được cấy vào hộp sọ chú mèo này: 2 điện cực ở xoang trước, 1 tại vùng soma, 2 ở vùng hải mã, 2 ở vùng lưới và 2 trong vỏ não liên kết. Ngoài ra, còn có các điện cực gắn vào chân trước giúp con người có thể kích thích chúng trong chuyến bay nhờ vào các xung điện. C 341 cũng được gắn thêm 2 micro trên ngực và chóp hình nón trên đầu tên lửa để theo dõi nhịp thở của nó. Phương tiện bay lần này là Véronique AGI 47, được sản xuất tại Vernon, Haute-Normandie.
Vào lúc 8h09 sáng ngày 18/10/1963, C 341 được phóng lên vũ trụ từ Centre interarmées d'essais d'engins spéciaux tại Algeria để thực hiện nhiệm vụ là một chuyến bay cận quỹ đạo kéo dài 13 phút. Động cơ tên lửa đẩy đã đốt trong 42 giây khi cất cánh và chú mèo C 341 đã phải chịu gia tốc đến 9.5G. Sau đó, phần chóp nón tách ra khỏi tên lửa ở độ cao 152 km và mèo C 341 chịu môi trường không trọng lượng trong 5 phút trước khi quay trở lại Trái Đất. Trước khi bung dù, mèo ta còn bị quay tứ phía bởi chuyển động xoay và rung động của module, gia tốc lúc này là 7G. 8 phút 55 giây kể từ khi phóng, dù bung và chú mèo chịu thêm gia tốc 9G. 13 phút kể từ khi phóng, mèo C 341 hạ cánh an toàn và một trực thăng đã đến đón, C 341 hoàn tất nhiệm vụ trở thành chú mèo đầu tiên được phóng ra không gian.
Dữ liệu được ghi lại trong suốt chuyến bay khác với phép đo dạng lưới và dữ liệu trong quá trình quay lại. Cú shock điện được tiến hành với C 341 cao hơn dự định. Nó khá căng thẳng trong giai đoạn bay lên do trọng tải bên trong tên lửa. Trong quá trình vi trọng lực, nhịp tim của nó chậm đi và hơi thở trở nên yếu ớt. Sự hỗn loạn trong lúc quay lại khiến nhịp tim của nó nhanh hơn nhưng quá ít dữ liệu để có thể phân tích điều này. Mặt khác, dữ liệu sinh học đã được công bố cho giới truyền thông và C 341 được đặt tên “Félix” theo như loạt phim hoạt hình Félix the Cat. Sau đó, CERMA đã đổi tên thành Félicette và lấy tên này làm tên chính thức. Félicette qua đời sau khi phóng tên lửa được 2 tháng vì vậy các nhà khoa học có thể tiến hành khám nghiệm tử thi để kiểm tra não của nó.
Pháp tiếp tục nghiên cứu tải trọng sinh học đối với khỉ. Một con khỉ tên Martine đã được bay vào ngày 7/3/1967 và một con khác – Pierrette tiếp tục sau đó sáu ngày. Cả hai đều được hồi phục thành công. Pháp đã kết thúc nghiên cứu tải trọng sinh học cấp quốc gia với các chuyến bay này nhưng Liên Xô lại tiếp tục vào những năm 1970.