Chùm ảnh Hà Nội xưa của nghệ sĩ nhiếp ảnh gần 100 tuổi

  •  
  • 3.751

Trong sự nghiệp của mình, nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Vượng đã ghi lại được rất nhiều hình ảnh đáng giá về Hà Nội. Ông vừa được trao giải thưởng Bùi Xuân Phái 2016.

Nghệ sĩ Lê Vượng sinh năm 1918, cầm máy lần đầu năm 1936 khi 18 tuổi.
Nghệ sĩ Lê Vượng sinh năm 1918, cầm máy lần đầu năm 1936 khi 18 tuổi. Ông cho biết, lúc đó, chiếc máy ảnh quý trị giá bằng cả mảnh đất ở Hà Nội. Nhưng ông vẫn mua để chụp trong chuyến đi xuyên Đông Dương. Sau chuyến đi đó, Lê Vượng bắt đầu say mê và gắn bó với nghệ thuật nhiếp ảnh.

Lê Vượng lang thang khắp Hà Nội để ghi lại nhịp sống, phong cảnh và kiến trúc của thủ đô.
Những năm 1930 của thế kỷ 20, với chiếc máy ảnh, Lê Vượng lang thang khắp Hà Nội để ghi lại nhịp sống, phong cảnh và kiến trúc của thủ đô.

Ảnh của ông không chỉ ghi lại một khoảnh khắc mà còn chất chứa nhiều yếu tố hội họa.
Tác phẩm của Lê Vượng được đánh giá là luôn có chất riêng và khó trộn lẫn với bất cứ tác giả đương thời nào. Ảnh của ông không chỉ ghi lại một khoảnh khắc mà còn chất chứa nhiều yếu tố hội họa.

Trong những tác phẩm chụp Hà Nội cũ, Lê Vượng thường hướng góc máy vào những mái nhà phố cổ, một cành cây...
Trong những tác phẩm chụp Hà Nội cũ, Lê Vượng thường hướng góc máy vào những mái nhà phố cổ, một cành cây, một đường tàu điện cắt ngang phố hoặc những người dân bình dị đi trên đường.

Ảnh một đường tàu điện cắt ngang phố.
Ảnh một đường tàu điện cắt ngang phố. Đây là một trong những phương tiện giao thông quan trọng trên đường phố Hà Nội xưa. Đến đầu thập kỷ 1990, các tuyến xe điện lần lượt ngừng hoạt động. Nhưng tiếng chuông leng keng của tàu điện đã đi vào tâm thức của nhiều người.

Bốn sư cô tươi cười khi bắt gặp ống kính của nhiếp ảnh gia Lê Vượng.
Bốn sư cô tươi cười khi bắt gặp ống kính của nhiếp ảnh gia Lê Vượng.

Một vài nhành hoa tại quảng trường Ba Đình, trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Một vài nhành hoa tại quảng trường Ba Đình, trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Những đứa trẻ nô đùa trên cầu Thê Húc dẫn vào đền Ngọc Sơn.
Những đứa trẻ nô đùa trên cầu Thê Húc dẫn vào đền Ngọc Sơn. Khi đó, cây cầu này màu đỏ son, làm bằng gỗ và có nhiều trụ liên tiếp.

Những tác phẩm của Lê Vượng không chỉ có giá trị tư liệu về kiến trúc, đời sống con người mà còn khơi gợi nhiều đường nét hình khối và truyền cảm hứng cảm xúc cho sáng tạo trong mỹ thuật.
Những tác phẩm của Lê Vượng không chỉ có giá trị tư liệu về kiến trúc, đời sống con người mà còn khơi gợi nhiều đường nét hình khối và truyền cảm hứng cảm xúc cho sáng tạo trong mỹ thuật.

Cập nhật: 10/09/2016 Theo Zing/nhiếp ảnh gia Lê Vượng
  • 3.751