Chứng ho lâu ngày là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn gây ho lâu ngày Bordetella gây ra. Chứng bệnh này được miêu tả với các đặc trưng ho nhiều, dẫn đến ho khúc khắc khi người bệnh hít thở.
Mặc dù ho lâu ngày có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng đối tượng nó thường tấn công là trẻ không được chủng ngừa và trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. Theo thống kê, khoảng 40% trong số các ca nhiễm trùng gây ho lâu ngày xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi, 15% xảy ra ở trẻ trên 15 tuổi. Một nửa trong số các ca tử vong do ho lâu ngày nằm trong nhóm trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, và các biến chứng nghiêm trọng cũng thường xảy ra ở nhóm này.
Trong những năm qua, bệnh ho lâu ngày cũng đang tăng lên ở nhóm thanh thiếu niên và người lớn. Việc chủng ngừa sớm có thể ngăn được bệnh này.
Dấu hiệu và triệu chứng
Các triệu chứng đầu tiên của chứng ho lâu ngày thường giống với bệnh cảm lạnh thông thường, bao gồm:
- Chảy nước mũi
- Hắt hơi
- Ho nhẹ
- Sốt nhẹ
Sau khoảng 1-2 tuần, triệu chứng ho khan, rát chuyển thành ho từng đợt, mỗi đợt có thể kéo dài hơn 1 phút, có thể khiến cho trẻ trở nên đỏ hoặc da có màu như xuất huyết. Cuối mỗi cơn ho, trẻ có thể phát ra âm thanh ho khúc khắc khi thở hoặc có thể nôn mửa. Giữa các cơn ho, trẻ thường cảm thấy dễ chịu.
Các con đường lây lan của bệnh
Chứng ho lâu ngày có nguy cơ lây lan cao. Vi khuẩn lây từ người này sang người khác qua chất dịch từ mũi hay miệng của người nhiễm bệnh khi người bệnh ho, hắt hơi hay cười to. Những người khác sau đó có thể bị nhiễm bệnh do hít phải các chất dịch này hoặc khi các chất này bám vào tay họ và họ vô tình chạm tay vào mũi hay miệng mình.
Người nhiễm bệnh thường lây bệnh ở giai đoạn đầu của bệnh đến khoảng 2 tuần sau khi bắt đầu bị ho.
Thời gian ủ bệnh
Thời gian ủ bệnh thường từ 7-10 ngày, cũng có thể kéo dài đến 21 ngày.
Thời gian kéo dài bệnh
Ho lâu ngày có thể gây ra nhiều triệu chứng kéo dài. Triệu chứng đầu tiên là trẻ thường bị cảm lạnh từ 1-2 tuần. Sau đó là ho từ 2-4 tuần, đôi khi lâu hơn. Giai đoạn cuối bao gồm nhiều tuần để hồi phục từ từ. Trong một số trường hợp, trẻ có thể phải mất đến nhiều tháng mới hồi phục hẳn.
Ngăn ngừa bệnh
Chứng ho lâu ngày có thể được ngăn ngừa bằng cách tiêm vaccine, với 5 liều tiêm dành cho trẻ cho đến khi trẻ lên 6 tuổi. Các chuyên gia tin rằng có đến 80% những thành viên trong gia đình không được tiêm ngừa mắc bệnh ho lâu ngày nếu họ sống chung nhà với người mắc bệnh này. Vì lý do này mà bất cứ người nào có tiếp xúc gần với bệnh nhân ho lâu ngày cũng nên dùng kháng sinh để ngừa bệnh lây lan. Riêng trẻ nhỏ không nhận đủ 5 liều vaccine có thể yêu cầu một liều tăng cường nếu trong nhà có người bị bệnh.
TƯỜNG VY