Chuột thí nghiệm có tim phát sáng

  •  
  • 329

Theo thông tin từ trường Đại học Corney -Welsh, các nhà khoa học của Mỹ và Nhật Bản đã nuôi được chuột thí nghiệm có tim phát sáng, phân tử huỳnh quang có Can-xi được cấy vào cơ tim của chuột thí nghiệm, và bị kích hoạt khi cơ tim co bóp.

Quan sát tim thai chuột phát sáng.
Quan sát tim thai chuột phát sáng (Ảnh: VNN)
Trong cơ thể của chuột thí nghiệm có gien chuyển đổi có thể tự tổng hợp A-bu-min phát quang, trong điều kiện tự nhiên bình thường, hiện tượng này chỉ xuất hiện ở loài sứa. Đoạn DNA phát quang của loài sứa đã từng được cấy ghép vào hành tây và trong cơ thể của chuột, lợn và khỉ để thí nghiệm.

Nhưng các nhà khoa học Nhật Bản đã phải thực hiện thay đổi rất nhỏ đối với các phân tử, vì để quan sát được các cơ quan nội tạng, huỳnh quang cần phải sáng lên, mà tim của chuột thí nghiệm mỗi giây đập tới 10 lần, vì vậy nếu không có sự thay đổi phân tử phát sáng thì sẽ không thể quan sát được.

Sử dụng phương pháp này, các kỹ sư sinh học có thể quan sát được sự phát triển của tim trong bào thai chuột thí nghiệm mà không cần phá bỏ phôi thai.

Trong các tấm ảnh chụp quá trình thí nghiệm, họ còn có thể quan sát được trong tim lần lượt phát triển hai tâm thất, rồi đến bốn tâm thất (đây là hai giai đoạn phát triển ở ngày thứ 10 và ngày thứ 14 sau khi phôi thai được hình thành).

Ngoài ra, các nghiên cứu viên còn cho biết trong khi thí nghiệm trên chuột, họ còn phát hiện ra "tế bào giảm tốc" ngăn chặn sự truyền mạch giữa tim và tâm thất ở giai đoạn mới phát triển, nhưng sau đó những tế bào này sẽ mất đi. Các nghiên cứu viên dự định giới thiệu phương pháp mới này ứng dụng với các tổ chức khác, trong đó bao gồm cả tổ chức thần kinh. Họ hy vọng rằng, trong tương lai phương pháp này có thể ứng dụng trong lâm sàng thông thường, cấy những tế bào huỳnh quang vào các tổ chức cần phải chẩn đoán.

Tuyết Nhung

Theo Thông tin công nghệ sinh học, VNN
  • 329