Việc hành tinh của chúng ta bị nóng lên là một trong những hậu quả của hiện tượng loài voi khổng lồ cổ đại là voi mamut bị tiêu diệt bằng hết. Điều đó có nghĩa là loài người từ buổi bình minh của thời kỳ xuất hiện trên mặt đất đã góp phần gây ra sự thay đổi khí hậu toàn cầu.
Voi ma mút bị tuyệt diệt đã khiến khí hậu toàn cầu ấm lên. (Ảnh: Internet)
Giáo sư Chris Dawnti, Viện Carnegie thuộc Trường ĐH Stanford nói: "Nhiều người vẫn tiếp tục cho rằng, loài người hiện nay không thể ảnh hưởng tới khí hậu toàn cầu cho dù dân số toàn Trái Đất đã lên tới hơn 6 tỷ người"".
Tuy nhiên những kết quả nghiên cứu đã chứng minh được rằng ngay khi chúng ta ít hơn con số này đến 1.000 lần đi chăng nữa thì chúng ta cũng có thể gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng”.
Những nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra rằng, nhưng người nông dân của nền nông nghiệp mới phôi thai trong thời tiền sử đã từng là thủ phạm chặt cây, đốt rừng, bắt đầu từ thời kỳ 8.000 năm về trước. Ảnh hưởng to lớn đến khí hậu gây ra do việc canh tác lúa mì và nhất là lúa nước 5.000 năm về trước. Phải chăng hậu quả của hiện tượng này là loài voi khổng lồ cổ đại - voi mamut bị tiêu diệt bằng hết?
Thế nhưng Dawnti và những đồng nghiệp của ông dè dặt hơn. chỉ kết luận rằng tác động của con người đến khí hậu chỉ xảy ra trước đây vài thiên niên kỷ mà thôi.