Công nghệ dò tìm bom mìn

  •  
  • 990

Một máy dò ComScan450 ứng dụng công nghệ tán xạ phản hồi tia X để rà bom mìn chính xác đã được đưa vào thử nghiệm thành công tại CHLB Đức.

Công nghệ tán xạ phản hồi tia X (TXPHTX) được phát triển trên nền tảng Hiệu ứng tán xạ Compton trong lĩnh vực vật lý cơ học lượng tử (do nhà vật lý Arthur Holly Compton phát hiện vào năm 1923).

Công nghệ dò tìm bom mìn

Cụ thể khi những hạt photon (hạt lượng tử) của tia X (hay tia Gamma) có năng lượng trong khoảng 0,5MeV đến 3,5MeV tác động với điện tử trong một vật liệu (chất) bất kỳ (như kim loại trong đất, cát...) đường đi của tia photon khi gặp môi trường không đồng nhất sẽ bị thay đổi.

Lòng đất thông thường có cấu tạo đồng đều, khi có bom, mìn, máy dò công nghệ TXPHTX lúc này sẽ thu nhận và tính toán các thông số tín hiệu tia X phản hồi sau khi chúng tác động vào tín hiệu bom, mìn, vật nổ nằm trong lòng đất và hiển thị chúng dưới dạng ảnh 2 chiều.

Công nghệ TXPHTX là phương pháp chụp ảnh trực tiếp bởi tín hiệu tán xạ tương ứng với mật độ vật liệu.

Công nghệ tán xạ phản hồi tia X được hãng YXLON International X-Ray GmbH phối hợp với phòng thí nghiệm PHILIPS Research Laboratories của CHLB Đức nghiên cứu phát triển. Mẫu máy dò đầu tiên (ComScan 450) đã hoàn thành và được đưa vào thử nghiệm trong tìm bom, mìn sót lại sau chiến tranh.

Kết cấu máy dò gồm: Bộ phận phát tia X; bộ phận thu nhận tín hiệu năng lượng tia X tán xạ đa kênh.

Những ưu điểm chính của công nghệ TXPHTX là: Xác định được hình dạng, độ sâu vật thể; phát hiện được các loại vật nổ phi kim loại; phát hiện được vật nổ trong các điều kiện địa chất, thổ nhưỡng khác nhau, trong lòng đất bị thực vật bao phủ. Tỷ lệ báo tín hiệu báo sai thấp, hiệu suất dò tìm cao, độ phân giải ảnh cao.

Trên hình ảnh mô tả, với một ống X-ray 450kV thì tia này có độ sâu thâm nhập đủ sâu để phát hiện mìn sát thương và mìn chống tăng được chôn xuống đất theo chiến thuật bộ binh của các nước hiện đang áp dụng.

Theo chinhphu
  • 990